Dạy Nghề Trồng Lúa Hiện Đại
Ngày 18.7, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) triển khai Đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với nông dân. Đây là đề án dạy nghề nông nghiệp trình độ trung cấp cho hơn 4.000 lao động và trình độ đại học cho 1.000 lao động.
Sau đây là chia sẻ của ông Huỳnh Văn Thòn - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc công ty về cách làm.
Khơi sự tình nguyện
Đây là giai đoạn 2 Công ty AGPPS đào tạo lao động trồng lúa. Giai đoạn 1, chúng tôi đã có hơn 1.000 kỹ sư. Hoạt động đào tạo nhân lực này gắn liền với mô hình cánh đồng mẫu lớn của công ty. Từ thực tế sản xuất, chúng tôi nhận thấy không đi theo con đường này thì không thể nâng cao năng suất, không tăng hàm lượng chất xám cho nông sản, không làm được thương hiệu gạo quốc gia.
Ở giai đoạn 1, chúng tôi thực hiện Chương trình “Hướng về nông dân”. Hơn 960 cán bộ kỹ thuật nông nghiệp được bà con nông dân thân thương đặt tên là “Bạn của nhà nông- hay còn gọi là FF: Farmers Friend (hiện đổi tên là Lực lượng 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”) có nhiệm vụ quan trọng là chuyển giao kỹ thuật trồng lúa hiện đại và tư vấn kỹ thuật trực tiếp miễn phí trên đồng ruộng cho bà con nông dân.
Giờ, lực lượng 3 cùng đã đảm trách vùng nguyên liệu rộng 27.747ha với 2.601 điểm, 60 mô hình, có mặt tại 76/129 huyện, thị xã của 13 tỉnh thành ĐBSCL. Đây là đội ngũ tiên phong cùng sát cánh với bà con nông dân ngày đêm bám đồng ruộng để có những vụ mùa bội thu.
Với nông dân, chúng tôi dạy nghề theo hình thức chuyển giao công nghệ, khơi gợi tính tự nguyện của bà con vì lợi ích của chính mình nhằm nâng cao chất lượng hạt lúa, tiết kiệm vật tư nông nghiệp và nâng cao thu nhập. Nông dân được tổ chức theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi nhiều kinh nghiệm để tăng cường việc trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Các nhóm đều có các kỹ sư của công ty (lực lượng 3 cùng) trực tiếp tham gia.
Việc dạy và truyền đạt kiến thức có tính 2 chiều: Lực lượng 3 cùng truyền đạt kiến thức cho bà con nông dân, đồng thời có điều kiện tiếp thu thêm kiến thức, kinh nghiệm từ các nông dân giỏi có nhiều kinh nghiệm. Các nhân viên 3 cùng cũng được theo từng nhóm, khóa trước kèm khóa sau, người cũ kèm người mới vào nghề nhằm tăng cường học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều thách thức hơn
Hiện, để dạy nghề trồng lúa bài bản cho nông dân, trực tiếp tuyển con em nông dân vào làm việc, công ty đang triển khai đề án “Xây dựng lực lượng 3 cùng” với số lượng đến năm 2020 là 5.000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. 3 năm qua, việc đưa 960 kỹ sư xuống đồng đã nhiều cái khó, giờ đề án của chúng tôi là đưa 5.000 người, con số lớn hơn, trách nhiệm nhiều hơn.
Hiện công ty đã hình thành được đội ngũ nông dân hiện đại với khoảng 7.000 hộ, 100% nông dân được đào tạo gắn bó lâu dài với công ty, mỗi ha lúa đưa về cho người nông dân giá trị tăng thêm khoảng 6,3 triệu đồng.
Chúng tôi dự kiến liên kết với Trường Trung cấp nghề Kiên Giang và một vài trường đại học để kết hợp tuyển đầu vào. Đây là chương trình đào tạo từ xa hướng dẫn vừa học vừa làm, giúp tiết kiệm được một khoản lớn kinh phí (tiền học phí, ăn ở của sinh viên, tiền hỗ trợ của Nhà nước đối với sinh viên) và thời gian (rút ngắn thời gian đào tạo ban đầu từ 4 năm (đại học) xuống 2 năm trung cấp nghề mà vẫn đảm bảo đủ trình độ để làm việc.
Nếu chương trình này thành công, công ty sẽ có đội ngũ khoảng 5.000 kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có trình độ khoa học gắn liền với thực tiễn đồng ruộng, sẽ là cầu nối quan trọng giữa nông dân và các nhà khoa học, đưa nhanh các tiến bộ khoa học xuống ruộng đồng, giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật trồng lúa tiên tiến và kiểm soát dịch bệnh. Đây cũng là lực lượng cán bộ nòng cốt trong việc xây dựng nông thôn mới và thực hiện thành công chính sách tam nông.
Related news
Mức độ thiệt hại trên tôm nuôi giai đoạn đầu thả giống ở Sóc Trăng đã lên hơn 1.400 ha. Sau gần 2 tháng thời tiết lạnh bất thường, hiện tượng bệnh đốm trắng bùng phát mạnh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, nhiều nhất là thị xã Vĩnh Châu. Xuất phát từ nguyên nhân này mà tiến độ thả nuôi chậm lại để xử lý ao nuôi, thả thăm dò để theo dõi diễn biến thời tiết.
Tuy nhiên diện tích tôm - rừng ở Cà Mau hiện chưa đáp ứng được hai tiêu chí quan trọng của tiêu chuẩn tôm sinh thái là tỷ lệ diện tích rừng/tôm phải đạt 6/4 và vệ sinh môi trường, nên đã qua diện tích này chưa được chứng nhận nhiều.
Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, nhận định: “Biến đổi khí hậu đang ngày một tác động mạnh mẽ đến sản xuất thuỷ sản. Đây là một trong những loại hình nuôi rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là con tôm.
Nhận được thông tin vùng biển Lý Sơn – Quảng Ngãi trúng đậm cá nục, nhiều tàu công suất lớn của Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên đã về đây mua cá. Họ mua cá không phải để chuyên chở đi nơi khác tiêu thụ kiếm lời mà đưa cá vào muối mắm ngay trên biển.
Dịch cúm gia cầm xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi tại xã Phước Thái, huyện Ninh Phước làm 300 con gia cầm mắc bệnh. Số gia cầm buộc phải tiêu huỷ là 500 con.