Giá cà phê trong nước ngày 17/09/2015 tăng nhẹ 100 ngàn đồng/tấn

Trong phiên giao dịch đêm hôm qua, giá cà phê robusta trên sàn Liffe kỳ hạn 11/15 tăng 5 USD/tấn hay +0,32% lên mức 1.581 USD/tấn, các kỳ hạn khác cũng tăng 5 - 6 USD/tấn.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE kỳ hạn 12/15 giảm 0,60 cent/lb hay -0,51% xuống còn 118,10 cent/lb, các kỳ hạn khác cũng giảm 0,55 cent/lb. Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng nhẹ trở lại 100 ngàn đồng/tấn lên mức 35,1 - 35,8 triệu đồng/ tấn.
Chi tiết giá cà phê Việt Nam và thế giới ngày 17/09:
Giá cà phê Robusta (sàn Liffe - London, Anh) - Nguồn: theice.com
Giá cà phê Arabica (sàn ICE - New York, Mỹ) - Nguồn: theice.com
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cà phê, chủ yếu là Robusta, của Việt Nam trong tháng 8/2015 đạt 1,54 triệu bao, giảm 13,6% so với tháng 7. Xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm nay đạt 14.655.667 bao, giảm 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu giảm cho thấy thị trường nội địa vẫn tiếp tục kháng giá và lượng cà phê tồn kho đạt khoảng 7 - 8 triệu bao.
Hiệp hội Cà phê nhân của Mỹ cho biết, lượng cà phê lưu kho tại các cảng của Mỹ trong tháng 8/2015 tăng 239.814 bao lên 6.123.163 bao. Con số này chưa tính lượng cà phê quá cảnh và lưu kho của các nhà rang xay, đạt khoảng 1 triệu bao.
Với mức tiêu thụ tại Mỹ và Canada đạt 500.000 bao/tuần, lượng cà phê lưu kho, khoảng 7,12 triệu bao, đủ dùng cho 14 tuần, theo Nhịp cầu đầu tư.
Related news

Đợt nắng gắt tháng 6 vừa qua đã làm cho hơn 300 ha chè của huyện Anh Sơn, Nghệ An bị xóa sổ. Nông dân nơi đây đang tích cực ươm chè giống để "lấp đầy" diện tích chè bị thiệt hại.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong thời gian tới, Cục này sẽ báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản bằng đường hàng không gửi Bộ GTVT, và các Bộ ngành liên quan để có chính sách hỗ trợ.

Đó là ý kiến của nhiều hộ nông dân ở thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) khi nói tới các dự án phát triển sản xuất có sự giúp sức của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).

Không chỉ doanh nghiệp (DN) phía Nam, các DN sản xuất phân bón ở phía Bắc cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm bởi sự rối ren, bất cập của Nghị định 202 cũng như Thông tư 29 về quản lý phân bón.

Từ đầu năm đến nay, Philippines đã mua hơn nửa triệu tấn gạo từ Việt Nam theo các thỏa thuận liên Chính phủ.