Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện buồn thị trường gạo

Chuyện buồn thị trường gạo
Publish date: Thursday. September 17th, 2015

Đưa gạo xuất khẩu xuống tàu

Vừa đối mặt với những khó khăn về thị trường, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam lại đang gặp phải phiền phức từ chính một số nhà giám định trong nước. 

Từ khi Philippines công bố sẽ mở cuộc đấu thầu nhập khẩu 750 ngàn tấn gạo (giao hàng cuối năm nay và đầu năm sau), đến nay đã hơn 1 tuần trôi qua, nhưng giá gạo hàng hóa ở ĐBSCL vẫn chưa nhích lên được 1 đồng nào. 

Thậm chí, có thời điểm đã giảm xuống một chút. Điều này trái ngược hẳn với những lần đấu thầu trước đây của Philippines, khi mà vừa có thông tin Việt Nam sẽ tham gia đấu thầu, là giá gạo ở ĐBSCL đã tăng ngay thêm 100 đồng/kg. 

Thông tin từ một số doanh nghiệp chuyên cung ứng gạo xuất khẩu, cho thấy, thương lái và các doanh nghiệp cung ứng hầu như không kỳ vọng gì ở đợt đấu thầu lần này, vì thế dù đã có thông tin về đợt đấu thầu nhưng các thương lái gần như không đẩy mạnh thu mua lúa gạo. 

Một doanh nhân ngành gạo cho biết, sở dĩ các thương lái, doanh nghiệp cung ứng không kỳ vọng ở đợt đấu thầu, là vì các thông tin về tham gia đấu thầu lần này không được đưa ra rầm rộ. 

Mặt khác giá gạo trên thị trường thế giới hiện đang khá thấp, khiến cho giá gạo Việt Nam đã giảm xuống rất nhiều. Như gạo 5% tấm hiện chỉ còn 330 USD/tấn nhưng vẫn rất khó bán. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, lượng gạo mà Việt Nam đã xuất khẩu mới chỉ gần 4 triệu tấn (tính đến hết tháng 8), tức là vẫn còn nhiều gạo trong kho của các doanh nghiệp. 

Đến thời điểm này, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng rất khó khăn, ảm đạm. Các loại gạo xuất khẩu chính như 5% tấm, 15% tấm, 25% tấm… đều khó bán. Chỉ có mặt hàng tấm là lại đang hút hàng. 

Nguyên nhân do trong khi cấp phép có giới hạn cho các thương nhân nhập khẩu các loại gạo nói trên, thì phía Trung Quốc lại cho phép thương nhân nước họ được nhập khẩu tấm mà không cần giấy phép. 

Do đó, thay cho gạo trắng trong những năm trước đây, tấm lại đang trở thành mặt hàng được bán chạy nhất sang thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng một Chi nhánh của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, đến thời điểm này đã xuất khẩu được tới 40 ngàn tấn tấm. 

Mà khách hàng Trung Quốc vẫn đang có nhu cầu mua thêm tấm, tiếc là các nhà xuất khẩu Việt Nam đang rất khó tìm được tấm. Bởi tấm là phụ phẩm trong quá trình xay xát gạo hạt dài, nên khi gạo 5% tấm không bán được thì tấm cũng không có nhiều. 

Không chỉ gặp khó về thị trường xuất khẩu, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam còn đang phải đối mặt với những rắc rối, phiền toái do chính doanh nghiệp trong nước gây ra, mà họ gọi là “nội gián”. 

Đó là việc một số công ty giám định, do muốn có mối quan hệ tốt, được hiện diện thường xuyên trong tâm trí của các nhà nhập khẩu để được ưu tiên chỉ định làm giám định chất lượng cho những lô hàng gạo Việt Nam mà họ sẽ mua, nên đã thường xuyên cung cấp tình hình giá gạo ở Việt Nam cho họ. 

Giá lên hay xuống công ty giám định đều cung cấp hết cho nhà nhập khẩu. Do đó, nhiều nhà nhập khẩu thường xuyên nắm rõ diễn biến giá gạo ở Việt Nam. 

Dĩ nhiên các nhà nhập khẩu không còn nhiều kênh khác để nắm bắt thông tin giá gạo tại Việt Nam, nhưng những thông tin mà các công ty giám định cung cấp luôn khiến cho họ tin tưởng vì những công ty này thường xuyên tiếp xúc với các nhà cung ứng, xuất khẩu gạo Việt Nam. 

Và đã xảy ra nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu dùng chính những thông tin đó để ép giá nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Có những nhà xuất khẩu đã thống nhất giá cả với nhà nhập khẩu. Nhưng để chờ nhà nhập khẩu tiến hành ký hợp đồng, mở L/C…, thì phải mất ít nhất vài ngày, có khi tới hơn 10 ngày. 

Trong quãng thời gian ấy, nhà nhập khẩu nhận được thông tin giá cả về thị trường gạo Việt Nam do công ty giám định nào đó gửi đến. Nếu giá lên thì nhà nhập khẩu không nói gì. Còn nếu giá xuống, họ sẽ yêu cầu ngay tới nhà xuất khẩu Việt Nam phải giảm ngay giá xuống. 

Để bán được hàng trong bối cảnh đầu ra khó khăn, nhà xuất khẩu Việt Nam đành phải chấp nhận yêu cầu đó của nhà nhập khẩu. Thậm chí có công ty giám định còn thông báo cho nhà nhập khẩu giá gạo ở Việt Nam thấp hơn so với giá thực tế trên thị trường, khiến cho nhà xuất khẩu phải “khóc dở mếu dở”.


Related news

Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nuôi Sò Huyết Thu Nhập Ổn Định Nhờ Nuôi Sò Huyết

Sò huyết được nuôi xen canh với tôm, cua tại các vuông nuôi thủy sản vùng nước mặn của Cà Mau, tập trung nhiều ở huyện Cái Nước. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cái Nước thống kê cả huyện có trên 6.600ha sò huyết, tập trung nhiều ở xã Đông Thới và Trần Thới.

Monday. January 12th, 2015
Hơn 40 Ngàn Ống Nhựa PVC Hỗ Trợ Cho Các Hộ Nuôi Tôm Trên Cát Ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hơn 40 Ngàn Ống Nhựa PVC Hỗ Trợ Cho Các Hộ Nuôi Tôm Trên Cát Ở Phong Điền (Thừa Thiên Huế)

Trước nhu cầu sử dụng các tuyến ống để phục vụ thoát nước thải và cấp nước mặn trong nuôi tôm chân trắng ở các xã ven biển huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), UBND tỉnh đã hỗ trợ trang cấp hơn 40 ngàn ống PVC các loại, 195 ống buy bê tông các loại và nhiều phụ kiện vật tư khác.

Monday. January 12th, 2015
Tuy Phong (Bình Thuận): Khai Thác Hải Sản Đạt 53.855 Tấn Tuy Phong (Bình Thuận): Khai Thác Hải Sản Đạt 53.855 Tấn

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được huyện tập trung, thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã xử lý 146 trường hợp, trong đó có 14 trường hợp giã cào bay hoạt động sai tuyến. Đồng thời, tổ chức 2 lớp tập huấn cho 200 ngư dân tại xã Phước Thể về công tác nâng cao năng lực ứng phó với bão lốc khi ra biển hoạt động.

Tuesday. January 13th, 2015
Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt Cá Bè Trên Sông Cái Lại Chết Hàng Loạt

Đây cũng là tình cảnh chung của nhiều hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái trong những ngày qua. Điều đáng nói, đây là những lứa cá mà người dân đang chăm sóc với hy vọng xuất bán vào đợt cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới. Trước tình trạng này, nhiều hộ nuôi cá đã bán đổ bán tháo với giá thấp hơn nhiều so với bình thường.

Tuesday. January 13th, 2015
Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm Cuối Vụ Giá Tôm Nuôi Nước Lợ Đồng Loạt Giảm

Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.

Tuesday. January 13th, 2015