Mô hình sản xuất nấm tập trung cho hiệu quả kinh tế cao
Mô hình sản xuất nấm tập trung tại xã Yên Phương (Yên Lạc - Vĩnh Phúc)
Tại buổi tham quan, các đại biểu được nghe các hộ sản xuất nấm tập trung trên địa bàn xã Yên Phương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh cung cấp kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm sò, thông tin về giá cả và đầu ra của sản phẩm.
Qua sơ bộ hạch toán kinh tế cho thấy: Chi phí để đầu tư để làm 1 tấn nguyên liệu trồng nấm mọc nhĩ, nấm rơm, nấm sò từ 3 - 6 triệu đồng.
Với năng suất thu được trung bình là trên 500kg nấm sò, 140kg nấm rơm tươi; 75kg nấm mọc nhĩ khô, sau thời gian khoảng 2 tháng sản xuất, trừ chi phí, người trồng nấm thu lãi khoảng 3,2 – 5,5 triệu đồng/tấn nguyên liệu.
Qua tham quan mô hình sản xuất nấm tập trung nhằm tạo điều kiện, giúp đỡ bà con nông dân trên địa bàn tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư sản xuất nấm và áp dụng vào mô hình trồng nấm tại gia đình, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.
Related news
Chiều 10.11, UBND huyện Phú Ninh tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2015, triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2016 và kỷ niệm 70 Ngày truyền thống ngành NN&PTNT Việt Nam.
Những năm qua, ngành nông nghiệp Quảng Nam đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào việc ổn định và nâng cao đời sống nông thôn, nông dân.
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã phát triển mô hình nuôi ếch nhưng với vốn đầu tư thấp dễ nuôi, mang lại thu nhập cao.
Theo Sở NN-PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 2.665ha thủy sản các loại, trong đó tôm sú 268ha, tôm thẻ 1.797ha, cá các loại 307ha, thủy sản khác 293ha.
Cá lóc là loài cá ăn tạp, có sức sống cao, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Hiện nay, cá lóc là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân.