Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao
Xuất phát của mô hình này là từ chủ doanh nghiệp tôm giống Dương Hùng (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Sau một thời gian tham quan, rút kinh nghiệm ở một số hộ nuôi tôm không sên bùn nhiều năm liền và trúng tôm liên tiếp, ông Dương Hùng xây dựng thành mô hình và khuyến cáo nông dân áp dụng. Theo ông Dương Hùng, nếu nông dân áp dụng nuôi tôm theo quy trình không sên bùn thì sẽ nhanh chóng thoát nghèo và vươn lên khá giàu. Đồng thời mô hình này vừa bảo vệ môi trường, vừa giải quyết tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi hiện nay.
Ông Dương Hùng cho biết: “Cần giữ nước vuông tôm không bị rò rỉ, giữ mực nước thấp nhất trên trảng là 5 tấc (mực nước càng cao càng tốt). Dùng đất cứng đắp bờ cao hơn mặt đầm 1,2m. Trồng cỏ, năn xung quanh bờ để cản sóng đập vào bờ. Không xổ nước để bắt tôm mà đặt lú ngầm để bắt. Khi đến con nước rông thì cho nước vô từ từ (mỗi ngày 2 - 3 phân). Gây tảo bằng phân NPK 20-20-0, 1.000m2 tương đương 2kg phân. Dùng dụng cụ để đo tảo, đo độ kiềm, độ pH. Vài chục năm sau cũng không được sên bùn”.
Nếu các hộ nuôi tôm theo mô hình này, doanh nghiệp tôm giống Dương Hùng sẽ hướng dẫn cách nuôi và hỗ trợ như bán tôm giống thiếu, hỗ trợ vốn vay.
Hiện nay, mô hình nuôi tôm không sên bùn được một số hộ nông dân các xã thuộc huyện Đông Hải và một số hộ ở tỉnh Cà Mau thực hiện đã đem lại hiệu quả kinh tế. Điển hình là hộ anh Ca Văn Tư (ấp Thành Thưởng A, xã An Trạch, huyện Đông Hải). Gia đình anh Tư có 6 công đất nuôi tôm theo mô hình quảng canh. Nhưng tôm nuôi liên tục chết và gia đình lâm vào cảnh nghèo túng. Năm 2010, vợ chồng anh được ông Dương Hùng cho tôm giống và hướng dẫn nuôi tôm theo mô hình không sên bùn. Vợ chồng anh Tư đã áp dụng làm theo 5 năm liền và tôm nuôi trúng liên tục. Anh Tư thổ lộ: “Nhờ chú Dương Hùng cho tôm giống và dạy cách nuôi tôm không sên bùn mà năm 2012 gia đình tôi vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Tôi đã trả sổ hộ nghèo cho xã và xây nhà khang trang”.
Trong 5 năm áp dụng mô hình nuôi tôm không sên bùn anh Tư trúng tôm liên tục. Một số hộ lân cận thấy lạ, làm theo, và tất cả tôm nuôi đều trúng. Thiết nghĩ, đây là một mô hình mới và hiệu quả, vì vậy ngành chức năng cần nghiên cứu kỹ để khuyến cáo nhân rộng.
Related news
Bao đời nay đời sống của người dân tại các vùng ven biển Quảng Trị nói chung và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong nói riêng chủ yếu dựa vào nghề biển. Từ năm 2008, khi phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng rộ lên với nhiều gia đình trúng tiền tỷ từ con tôm thì giấc mơ đổi đời từ tôm đã có sức hút mạnh mẽ đối với người dân. Nhiều gia đình đã bỏ nghề đi biển để đầu tư tiền bạc, công sức vào nuôi tôm. Tuy nhiên, phần lớn người nuôi tôm cũng chỉ trúng vài vụ đầu, đến nay do dịch bệnh tràn lan đã khiến hàng trăm hộ gia đình nơi đây lâm vào cảnh nợ nần.
Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.
Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.
Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.
Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.