Cao Su Nghệ An Gặp Khó
Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.
Xã Minh Hợp (huyện Quỳ Hợp) là một trong những địa phương có diện tích cao su lớn nhất tỉnh, khoảng 500ha, trong đó diện tích khai thác là 300ha, tập trung chủ yếu ở các xóm như Minh Hòa, Minh Hợp, Minh Thành, Minh Thọ… Các năm trước, mủ cao su được giá nên nhà nào cũng phấn khởi mỗi khi đến kỳ cạo mủ nhưng năm nay thì ngược lại.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (xóm Minh Hòa) có 2 ha cao su. Sau 7 năm chăm sóc, năm nay là lần cạo mủ đầu tiên lại gặp đúng dịp rớt giá. Chị Hằng buồn rầu cho biết: Những năm trước dù thị trường không thực sự sôi động, song với mức giá trung bình từ 40.000 – 45.000 đ/kg (năm 2010 lên đến 60.000/kg) thì người nông dân ít nhiều vẫn có lãi.
Nhưng từ đầu năm đến nay, giá cao su lao dốc khiến bất cứ ai cũng choáng: Thời điểm tháng 5 và tháng 6, giá mủ khô chỉ còn 30.000 đ/kg; đến tháng 7 và tháng 8 tiếp tục giảm xuống còn 26.000 đ/kg và nay là 24.000 đ/kg.
Ông Cao Xuân Hậu, Trưởng phòng Kế hoạch Cty TNHH MTV Nông công nghiệp 3/2 (đơn vị bao tiêu cao su trên địa bàn) cho rằng: Việc duy nhất công ty có thể làm để giúp đỡ người trồng cao su lúc này là nới rộng thời gian vay nợ để bà con yên tâm sản xuất.
Ngoài Qùy Hợp, nhiều địa phương khác trồng cao su của Nghệ An như Thanh Chương, Quế Phong, Anh Sơn…cũng đang gặp khó.
Related news
Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.
Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.
Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.
Chi phí đầu tư thấp, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, được hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra… đó là những gì mà mô hình trồng nấm linh chi của Công ty TNHH MTV Hưng Lợi đã và đang mang đến cho bà con trong thời gian qua.
Nhìn cánh đồng lúa gần 1 ha trên vuông tôm đang bắt đầu đỏ đuôi, ông Năm Long (Nguyễn Văn Long), ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (Cà Mau), đứng ngồi không yên.