Tôm Cua Xen Canh

Nhiều hộ dân ở TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) vốn nuôi tôm 2 - 3 vụ/năm đã chuyển sang nuôi tôm xen cua thương phẩm hoặc vụ 2 chỉ nuôi cua cho hiệu quả cao.
Ông Lê Văn Giỏi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phú cho biết, toàn xã có 120 ha chuyển sang nuôi tôm xen canh cua, tạo cân bằng sinh thái, hạn chế ô nhiễm, giảm dịch bệnh, tăng sản lượng, góp phần phát triển nghề nuôi tôm theo hướng ổn định, bền vững.
Anh Dương Tấn Văn, thôn Tiên Du 1, xã Ninh Phú cho biết, nuôi tôm xen canh cua không tốn kém nhiều chi phí, mà chủ yếu là tiền mua cua giống. Sau khi thả tôm nuôi một thời gian là có thể thả xen cua giống, theo dõi chăm sóc đến cuối vụ là có cua cho thu hoạch.
Gia đình anh có 2 ha, mỗi vụ chỉ thả 10 vạn tôm giống, 5.000 cua, thời gian thả nuôi từ tháng 3 kết thúc vào tháng 9 ÂL. Thu hoạch sản đạt 1,5 tấn tôm. Cua được thu tỉa từ tháng thứ 4, sau khi trừ tất cả chi phí anh lãi trên 200 triệu đ/vụ.
Hộ gần bên là anh Dương Tấn Thủ cũng thu nhập ổn định nhờ chuyển 2 ha nuôi tôm sú xen canh cua. Anh Thủ cho biết, mỗi năm anh chỉ thả 1 vụ tôm xen canh cua. Thả tôm sú khoảng 15 vạn giống, 5.000 con cua. Nhờ thả thưa, thời gian nuôi kéo lại dài hơn 6 tháng nên tôm, cua đều lớn, năm nào cũng có lãi trên 200 triệu đồng.
Tuy nhiên theo anh Thủ, để nuôi tôm xen canh được thuận lợi cần phải chú ý các khâu, nhất là chuẩn bị ao nuôi. Trước khi thả cần tháo cạn nước đáy ao, nạo vét mùn bã hữu cơ ra khỏi ao, tu sửa lại những nơi xung yếu, lấp hết lỗ rò rỉ để tránh thất thoát nước. Gia cố cống, làm đăng lưới chắn quanh cống và phía trong ao. Rắc vôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh, cải tạo pH đáy…
Cua giống được mua từ cơ sở SX giống có uy tín trong tỉnh như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, các hộ SX cua giống tại Nha Trang với giá 500 - 700 đ/con.
Ở các phường Ninh Giang, Ninh Hà cũng có nhiều hộ chuyển sang hình thức nuôi tôm xen canh cua vụ 2. Ông Nguyễn Văn Tuấn ở phường Ninh Giang cho biết, nuôi tôm gặp rất nhiều rủi ro về dịch bệnh khiến người nuôi không dám "đánh bạc”.
Tuy nhiên việc nuôi xem canh tôm - cua kết hợp có vốn đầu tư ít. Cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng nhiều thuốc thú y thủy sản như nuôi tôm chuyên canh. Trong khi đó, tôm và cua cũng ít dịch bệnh nên có lãi.
“Gia đình tôi vụ nuôi năm ngoái đầu tư chưa đến 100 triệu đồng để thả nuôi 3.000 con cua xanh kết hợp với 18 vạn con tôm. Sau hơn 5 tháng nuôi, thu hoạch tôm lãi hơn 150 triệu đồng, cua xanh lãi hơn 40 triệu đồng. Vụ nuôi này, tôi tiếp tục thả 4.000 con cua xanh, 15 vạn tôm. Hiện đã hơn 3 tháng nuôi, cua và tôm đều phát triển tốt, hứa hẹn mùa bội thu”, ông Tuấn chia sẻ.
Với mật độ thả cua từ 0,5 - 1 con/m2, mỗi ha cho thu hoạch khoảng 400 - 600 kg cua, giá cua thương phẩm dao động 120.000 - 180.000 đ/kg. Riêng vụ nuôi cua năm ngoái, giá tăng từ 150.000 - 270.000 đ/kg, giúp người nuôi tăng thêm thu nhập gần 20 triệu đ/ha so với chỉ nuôi tôm.
Related news

Trong những năm gần đây cây thanh long được coi là một trong những cây mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất so với các loại cây trồng khác ở tỉnh Bình Thuận. Trái thanh long Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng đã được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Nếu như vào đầu năm nay, giá heo hơi ở Bình Định bình quân chỉ 44.000đ-45.000đ/kg thì hiện nay đã tăng đến 47.000đ-48.000đ/kg. Với giá này, người nuôi heo có lãi từ 800.000đ-900.000đ/con heo (1 tạ)...

Theo giới kinh doanh lúa gạo, giá giảm vào thời điểm này một phần do tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch và cũng không loại trừ nguyên nhân doanh nghiệp xuất khẩu ép giá thu mua bởi hiện tại nguồn cung gạo trong nước đang rất khan hiếm và nhu cầu nhập khẩu của các nước, đặc biệt là Philippines, Malaysia, Indonesia đang còn rất lớn.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).

Theo lịch khai thác hải sản của ngư dân thì hiện nay, mùa đánh cá cơm đã trôi qua được một trăng, tức bằng khoảng một tháng dương lịch. Tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay sản lượng khai thác cá cơm của ngư dân đạt thấp, trong khi đầu ra của mặt hàng cá hấp lại không ổn định, khiến giá thu mua giảm mạnh.