Minh bạch các khoản phí

Đó là chia sẻ của TS. Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
Xin ông cho biết, các loại phí, lệ phí đang gây sức ép như thế nào tới ngành chăn nuôi?
- Thực tế, phí và lệ phí đang làm tăng giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Trong khi đó, để cạnh tranh, chúng ta cần chất lượng tốt, giá thành hạ. Chất lượng tốt nhưng giá thành cao cũng không ai mua, đó là xu thế tất yếu.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đa số là nhỏ lẻ, có 11 triệu hộ chăn nuôi, trong đó có 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm.
Vì nhỏ lẻ nên dễ xảy ra dịch bệnh, giá thức ăn cao hơn so với khu vực 3 - 5%, sản phẩm chăn nuôi công nghiệp ít, chất lượng không đồng đều.
Một rào cản khác là chính sách, phí và lệ phí đang dồn vào con gia cầm, dồn vào cân thịt lợn. Không chỉ là các loại phí được Nhà nước vừa tháo gỡ, mà có tới hàng trăm loại phí đổ vào đầu con gia cầm, con lợn. Đây là vấn đề quan trọng cần được tháo gỡ.
Chúng tôi đang trực tiếp thống kê các khoản phí, lệ phí, sẽ có văn bản đề nghị với Bộ trưởng Cao Đức Phát, kiến nghị với Chính phủ...
Vì thực tế hiện nay, còn một loạt các phí “chạy” qua “con đường” thức ăn, thuốc thú y, vắcxin...
Ví dụ, riêng phí để sản xuất ra một lọ vắcxin cũng bị ngành thú y thu tới 8 lần. Như vậy, vô hình chung, chúng ta đang đẩy giá thành của ngành chăn nuôi tăng cao.
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta phải làm gì, thưa ông?
- Để giảm bớt gánh nặng cho người chăn nuôi, trước hết phải rà soát lại tất cả các loại phí, lệ phí trong nhập khẩu thức ăn, chế biến, sản xuất thuốc thú y, sản xuất vắcxin, giết mổ... để giảm giá thành, giảm chi phí cho người chăn nuôi.
Thứ hai là minh bạch các loại phí. Hiệp hội chăn nuôi gia cầm sẵn sàng đối thoại với Cục Thú y, các cơ quan chức năng khác, Bộ Nông nghiệp... về các khoản phí và lệ phí trước khi trình Chính phủ.
Thứ ba là quy định rõ, việc nào doanh nghiệp làm, việc nào ngành chức năng làm. Vì ngành thú y là ngành quản lý nhà nước, không phải ngành dịch vụ. Phải tách bạch hai vấn đề này ra.
Nhiều cơ quan đang bị lẫn khái niệm dịch vụ công và quản lý nhà nước. Người chăn nuôi đã đóng thuế nuôi bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan quản lý hãy làm tốt chức năng này.
Còn các dịch vụ công nên chuyển cho các hội, hiệp hội có điều kiện.
Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp mở rộng quy mô chăn nuôi. Các doanh nghiệp trong hiệp hội không sợ hàng nhập khẩu, chỉ mong Nhà nước có chính sách hỗ trợ để phát triển.
Ông có nói việc cần tách bạch dịch vụ công và quản lý nhà nước, việc này sẽ giúp gì cho việc giảm chi phí cho người chăn nuôi?
- Tách bạch dịch vụ công hay xã hội hóa là một trong những giải pháp để giảm phí và lệ phí. Vì có phần việc doanh nghiệp vẫn phải làm thì ngành thú y không nên “ôm” nữa.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp chăn nuôi tự lo về tiêm phòng, phun thuốc vệ sinh chuồng trại thay vì để ngành thú y đảm nhiệm như hiện nay sẽ giúp giảm bớt thủ tục phiền hà và phát sinh chi phí đối với người chăn nuôi.
Hiện nay, theo Thông tư 14 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành thú y nếu sử dụng không hết phí thu được mới phải nộp về ngân sách Nhà nước.
Tôi cho rằng phải cải tổ từ khâu này, các loại phí phải thu bằng hóa đơn đỏ, nộp hết về ngân sách. Nguồn thu quỹ này sau đó được chi cho ngành thú y và hỗ trợ cho cả người chăn nuôi thì mới minh bạch.
Related news

Sau thời gian tạm lắng kể từ vụ khoai lang năm 2012, hiện nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân (Vĩnh Long) lại điêu đứng nạn sâu “lạ” đục củ tấn công trở lại, làm giảm năng suất và giá cả.

Báo Hải Phòng số ra ngày 10-10, có bài “Huyện An Dương (Hải Phòng): Nhiều diện tích trồng cà chua chết không rõ nguyên nhân”. Ngay sau khi báo đăng, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp- PTNT tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hướng dẫn nông dân khắc phục tình trạng này.

Hội Nông dân huyện Châu Đức đã phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh BR - VT xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp Hội hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.