Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất tiền tỷ vì thiếu chuối xuất khẩu

Mất tiền tỷ vì thiếu chuối xuất khẩu
Publish date: Friday. November 6th, 2015

Chuối Việt ngày càng có giá

Những ngày này, về các huyện Khoái Châu, Văn Giang… (Hưng Yên), đi trên triền đê đâu cũng thấy những vườn chuối trải dài, xanh ngắt ven bờ sông Hồng.

Gặp những người trồng chuối nơi đây, ai nấy đều hớn hở, bởi những năm gần đây chuối liên tục được giá.

Thời điểm này, dù chuối vẫn còn non nhưng nhiều thương lái đã đến vườn đặt cọc.

Người dân tự mày mò chăm sóc, bảo quản, nên chất lượng chuối còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Ảnh chụp tại Xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên.

Anh Phạm Năng Thành ở xã Đại Tập (Khoái Châu) là một trong những tỷ phú trẻ, đi đầu trong nghề trồng chuối ở đây.

Anh cho biết đã trồng chuối hơn chục năm nay, lúc đầu chỉ 1 – 2ha và hiện nay là 50ha, mỗi năm thu hàng chục tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi hàng tỷ đồng.

“Những năm trước, chuối chủ yếu được tiêu thụ trong nước vào dịp cuối năm là chính, nhưng hiện nay đã có một số doanh nghiệp đưa đi xuất khẩu ở Trung Quốc và gần đây là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Nhờ đó giá chuối cũng tăng hơn trước, nếu trước đây chỉ 6.000 đồng/kg, thì nay 7.000 – 8.000 đồng/kg” – anh Thành cho hay.

Hiện ở Hưng Yên có khoảng gần 10 doanh nghiệp lớn gom chuối xuất khẩu.

Mặc dù đơn hàng đến nườm nượp, nhưng các doanh nghiệp đều phải từ chối, bởi đã nhiều lần phải “khóc” vì ký hợp đồng nhưng không đủ đơn hàng cho đối tác.

Anh Nguyễn Văn Toàn - Công ty TNHH Toàn Thắng, đơn vị đã nhiều năm đưa chuối đi Trung Quốc và đang xuất khẩu đi Nhật Bản nói: “Khách hàng Trung Quốc đòi hỏi không cao, thậm chí có lúc họ mua cả chuối non và chính điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng, khi họ đột ngột ngừng mua.

Hơn năm nay, tôi đang lấn sang thị trường Nhật Bản, đây là một thị trường rất khó tính.

Mẫu mã phải đẹp, quả căng mọng, mỗi nải phải đạt từ 20 – 30 quả, nặng 3 – 5kg và đặc biệt là không có chất bảo quản, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… nên chúng tôi rất khó đáp ứng.

Vừa rồi họ đặt tôi đơn hàng 10 tấn, giao trong vòng 5 ngày, dù xoay xở khắp nơi gom hàng nhưng vẫn không đủ”.

Tương tự, tại các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai… các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang “đau đầu” vì cung không đủ cầu.

Ông Lê Sĩ Công – Giám đốc Công ty La Ba Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, 3 tháng gần đây gần như “cháy” chuối, do đó công ty đành chấp nhận tuột nhiều hợp đồng xuất chuối.

Về vấn đề này, ông Trần Danh Thế - Giám đốc Công ty CP Sinh học Xanh Việt (Đồng Nai) cho biết, hồi đầu năm ông đã để tuột mất đơn hàng nhiều tỷ đồng đưa gần 2.000 tấn chuối đi Dubai, Nhật Bản vì không gom đủ hàng.

“Lượng chuối trong nước không phải là quá khan hiếm, nhưng chuối đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu thì quá khan.

Doanh nghiệp nước ngoài họ làm ăn rất chặt chẽ, mình thực hiện hợp đồng mà không đủ số lượng, chất lượng, thời gian cho họ, họ phạt rất nặng.

Nên chúng tôi phải rất căn cơ, quả thực để mất các hợp đồng lớn là rất tiếc, nhưng lực bất tòng tâm” – ông Thế chia sẻ.

Tiềm năng bị lãng quên

Mặc dù tiềm năng tiêu thụ, xuất khẩu là như vậy, nhưng cây chuối chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, thậm chí bị coi là cây phụ.

Bà Đoàn Thị Chải – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên chia sẻ, nhưng năm gần đây, tỉnh đã có rất nhiều chính sách ưu đãi trong việc phát triển cây chuối, đặc biệt là chuối tiêu hồng.

Tuy nhiên, diện tích chuối sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP còn rất ít, đặc biệt là khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn rất hạn chế, do đó chất lượng chuối chưa thực sự cao.

“Để quả chuối đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cần phải thay đổi rất nhiều từ giống, kỹ thuật chăm sóc, cho đến bảo quản, song hiện người dân vẫn tự mò mẫm làm là chính” – bà Chải cho hay.

Lý giải về nguyên nhân không đủ chuối để xuất khẩu, ông Trần Văn Căn - chủ cơ sở xuất khẩu chuối ở Khoái Châu (Hưng Yên) cho biết, do diện tích trồng chuối manh mún, chất lượng không đồng đều, nên khi có đơn hàng lớn thì các công ty phải đi gom khắp nơi, dẫn đến chi phí cao, chất lượng giảm.

“Có lý do nữa là chúng ta chưa có công nghệ bảo quản, kỹ thuật thu hái còn hạn chế, nên chuối thường bị dập, mất màu.

Trong khi đó, khách hàng đòi hỏi rất cao, nải quả đều, từ 30 quả trở lên, nặng 5kg mới đạt tiêu chuẩn xuất đi Nhật” – ông Căn cho hay.

Anh Nguyễn Văn Đạt đang trồng 10ha chuối ở xã Đại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên) cho rằng, để quả chuối thực sự trở thành quả thế mạnh xuất khẩu, người dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc mở rộng diện tích, kỹ thuật chăm sóc và bảo quản…

Mới xuất khẩu được 3.000-4.000 tấn chuối/năm

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), hiện diện tích chuối chiếm gần 20% diện tích cây trái cả nước, với sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn/năm.

Tuy nhiên, hiện chúng ta mới xuất khẩu được khoảng 3.000 – 4.000 tấn chuối/năm, tiềm năng để chúng ta xuất khẩu còn rất lớn.


Related news

Tìm đầu ra cho hạt gạo Tìm đầu ra cho hạt gạo

Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

Monday. June 29th, 2015
Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững Rau an toàn Tứ Xã hướng đi chưa bền vững

Sản xuất rau là nghề truyền thống và thế mạnh của xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao. Qua sản xuất, nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong luân canh, xen canh rau màu và việc quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT) là định hướng phát triển lâu dài của nông nghiệp địa phương. Tuy nhiên, mô hình trồng RAT tại Tứ Xã được triển khai từ năm 2006, đến nay vẫn chưa thực sự có một hướng đi bền vững.

Monday. June 29th, 2015
Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng Liên kết sản xuất lúa giống hàng xóa ở Duy Xuyên nông dân điêu đứng

Vụ đông xuân 2014 - 2015, ngành nông nghiệp và một số hợp tác xã trên địa bàn huyện Duy Xuyên liên kết với Công ty TNHH Khoa học & công nghệ Vĩnh Hòa (tỉnh Nghệ An) sản xuất lúa giống hàng hóa trên các cánh đồng mẫu. Thế nhưng, gần 2 tháng trôi qua kể từ khi kết thúc mùa thu hoạch, nhà nông vẫn không thấy doanh nghiệp đến thu mua sản phẩm như đã cam kết…

Monday. June 29th, 2015
Chậm triển khai Nghị định 67 Chậm triển khai Nghị định 67

Đến thời điểm này mới có 12 trong tổng số 68 chủ tàu cá đủ điều kiện vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) được các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp cận. Làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị định 67?

Monday. June 29th, 2015
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu Đẩy nhanh tiến độ sản xuất hè thu

Từ giữa tháng 6/2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có mưa đều trên diện rộng, do đó các địa phương đã và đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ hè thu, đảm bảo đến cuối tháng 6/2015 kết thúc gieo trồng…

Monday. June 29th, 2015