Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp

Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp
Publish date: Monday. October 19th, 2015

Bỏ phố lên rừng lập nghiệp

Chỉ mới đầu giờ sáng, nhưng không khí làm việc ở cơ sở của ông Hành đã rộn ràng.

Nhiều chị em tập trung chăm sóc vườn ươm.

Tiếng động cơ ì ầm phát ra khi nhóm thanh niên nhịp nhàng cưa xẻ gỗ.

Nhìn cơ ngơi mà gần 30 năm qua mình đầu tư công sức tạo dựng nên, ông Hành hồi tưởng về quá trình lập nghiệp của mình.

Ngoài keo, ông Hành còn ươm các giống cây lâm nghiệp khác như huỳnh đàn, lim xanh, sao đen.

Ông Hành kể, quê ông ở phường Chánh Lộ (TP.Quảng Ngãi).

Trở về từ quân ngũ năm hai mươi tuổi, nhưng lúc đó vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có vốn để kinh doanh buôn bán nên ông quyết định rời thành phố lên rừng trồng cà phê.

“Ngày ấy đi từ nhà đến Trà Tân phải mất cả ngày mới tới, cứ nửa tháng lại về đùm túm gạo, mắm lên đấy ở để chăm sóc 2ha cà phê nhà nước hỗ trợ trồng”, ông Hành nhớ lại.

Vài năm sau, khi đã bắt đầu làm quen với cuộc sống mới, ông đưa vợ lên để cùng chung sức khai hoang vỡ đất trồng rừng.

Thế rồi ý định cả đời gắn bó với mảnh đất này đến với vợ chồng ông lúc nào chẳng hay.

Đất không phụ công người

Từ chỗ không có gì, nhưng nhờ chịu khó lao động sản xuất, đến nay vợ chồng ông Hành đã là chủ sở hữu của 40ha keo.

Ông trồng theo kiểu gối đầu, nên năm nào cũng thu hoạch và xuống giống mới 10ha.

Ngoài trồng keo, gần chục năm nay ông còn ươm cây con giống.

Mỗi năm ông xuất bán 1,5 triệu cây keo con và nhiều loại cây lâm nghiệp khác.

Bên cạnh đó, ông còn tham gia dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản hợp tác với Việt Nam - trồng rừng phòng hộ bền vững, với việc trực tiếp quản lý, chăm sóc gần 300ha keo, lim xanh, sao đen.

Cùng với việc trồng rừng, ông Hành còn mở xưởng chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm cho người dân địa phương, đồng thời giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương, với mức lương 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Chị Hồ Thị Mến ở thôn Tà Ngon, cho biết: “Ở đây ngoài đi rẫy ra thì mình chẳng biết làm gì để kiếm ra tiền.

Mấy năm nay nhờ chú Hành tạo công ăn việc làm, nên hằng tháng mình có tiền lo cho gia đình, con cái học tập.

Cuộc sống không còn khó khăn nữa nên mình phấn khởi lắm!”.

Ông Trần Đình Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân cho biết: “Ông Hành là người làm kinh tế giỏi nhất của địa phương.

Mô hình kinh tế của ông Hành, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu việc làm cấp bách cho đồng bào thiểu số, mà ông còn là người đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và các phong trào ý nghĩa khác của địa phương”


Related news

Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường Tỏi tím Cồn Nâm loay hoay đi tìm đầu ra trên thị trường

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Saturday. May 30th, 2015
Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng Nông dân Quảng Trị gieo ngô ngọt gặt trái đắng

Nhiều người dân ở các huyện Triệu Phong, Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) phản ánh về việc, trước đây họ ký kết hợp đồng với Công ty CP Tín Đạt Thành, có trụ sở tại TP Đông Hà trồng giống ngô Sugar 75 (người dân gọi là "ngô ngọt") sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Saturday. May 30th, 2015
Saturday. May 30th, 2015
Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

Saturday. May 30th, 2015
Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

Saturday. May 30th, 2015