Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng
Publish date: Thursday. November 8th, 2012

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, cánh đồng Ao Đàng là xứ đồng xấu nhất của thôn 3, cấy lúa thường xuyên bị ngập, năng suất chỉ đạt vài ba chục kg/sào nên nhiều hộ dân không mặn mà với việc sản xuất, thậm chí còn bỏ ruộng hoang hóa. Để cải thiện tình hình, năm 2005, UBND xã Vạn Thái có chủ trương chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt cơ hội đó, vợ chồng anh Trực đã bàn bạc đổi ruộng của anh em họ hàng được diện tích 2 mẫu tại khu Ao Đàng để làm trang trại.

Là hộ đầu tiên xây dựng trang trại của xã, anh Trực không khỏi lo lắng, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với quan điểm "không mạnh dạn không thể làm giàu", vợ chồng anh đã làm đơn xin vay hơn 300 triệu đồng của ngân hàng để thuê máy xúc đào ao, kè bờ, xây dựng chuồng trại. Trên diện tích 2 mẫu đó, anh Trực dành hơn 1 mẫu để đào ao thả các loại cá trắm, trôi, mè, chép; còn lại xây dựng chuồng nuôi lợn và khu thả vịt. Hiện tại, trang trại của anh Trực nuôi 2.000 vịt đẻ, mỗi ngày cho hơn 1.000 trứng. Ngoài ra, anh còn nuôi và duy trì thường xuyên 60 - 70 con lợn thịt và 6 - 7 lợn nái.

Không dừng lại ở đó, với số lượng trứng vịt tăng lên, vợ chồng anh Trực còn đầu tư mua 3 lò ấp trứng vịt lộn, giá 10 triệu đồng/lò. Ngoài số trứng của gia đình sản xuất ra, anh chị còn thu mua thêm trứng của các hộ dân khác trong vùng về ấp, cung cấp trứng vịt lộn cho các thương lái đưa vào tiêu thụ trong nội thành. Anh Trực tính toán, mỗi năm thu nhập từ đàn vịt và ấp trứng vịt lộn của gia đình đạt 200 - 300 triệu đồng, thu nhập từ đàn lợn khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra ao cá cho thu 2 lứa/năm với sản lượng 3 tấn, thu về 100 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình anh Trực, chị Vụ thu được 500 - 600 triệu đồng từ trang trại.

Từ mô hình kinh tế của gia đình anh Trực, vài năm nay, hàng chục hộ dân khác trong thôn 3 cũng mạnh dạn xin chuyển đổi làm trang trại tại khu Ao Đàng cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất, các hộ dân đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Chị Vũ Thị Vụ tâm sự: "Mặc dù trang trại cho thu nhập khá nhưng hiện nay chi phí đầu tư cho sản xuất, nhất là thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Do đó, chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để duy trì và mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập".


Related news

Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra? Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra?

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

Friday. December 5th, 2014
Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản Tiến Lên Hiện Đại Hóa

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Friday. July 18th, 2014
Thừa Thiên Huế Nuôi Trồng Thủy Sản Xen Ghép Lãi Cao Thừa Thiên Huế Nuôi Trồng Thủy Sản Xen Ghép Lãi Cao

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Friday. December 5th, 2014
Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Friday. July 18th, 2014
Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường Tổ Yến Nhập Khẩu Đang Chiếm Lĩnh Thị Trường

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Friday. July 18th, 2014