Làm giàu từ trồng bưởi da xanh

Vài năm trở lại đây, hơn 200 hộ dân ở xã Hòa Ninh (Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) đã cải tạo vườn, chuyển đổi diện tích lúa không chủ động nước tưới sang trồng cây ăn quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao; có hộ thu lãi 200 - 300 triệu đồng/năm.
Một góc vườn bưởi của ông Nhân.
Tiêu biểu là hộ ông Đặng Văn Nhân (66 tuổi, trú thôn Đông Sơn).
Chi phí đầu tư thấp
Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan vườn bưởi da xanh của ông Đặng Văn Nhân. Tiếp chúng bên vườn bưởi xanh tốt đầy ắp trái, ông Nhân cho hay, trước đây, mảnh đất vườn gia đình quanh năm chỉ trồng ít rau củ, thu nhập bấp bênh theo thời tiết. Năm 2010, ông quyết định trồng bưởi, bởi ông thấy cây bưởi trong khu vườn cũ của bố mẹ mình chống chịu được các cơn bão lớn, sai quả, chất lượng rất ngon…
Ông đầu tư công sức, học hỏi kỹ thuật để tách chiết giống bưởi và cải tạo hơn 5.000m2 để trồng “thí điểm” 100 gốc bưởi này. Kết quả là những mùa bưởi ngon, bội thu và lợi nhuận khá. Thấy được hiệu quả của việc trồng bưởi, ông bàn bạc với anh em trong gia đình dành toàn bộ diện tích vườn nhà trồng bưởi.
Theo ông Nhân, do hợp thổ nhưỡng, khí hậu địa phương nên bưởi da xanh phát triển tốt, không sâu bệnh, ít tốn công chăm sóc nên chi phí thấp, vì vậy, lợi nhuận thu được khá cao. Trồng giống bưởi này rất kinh tế do không bị đổ gãy trong các cơn bão, cho nhiều trái, cùi mỏng, tép đỏ tươi, mọng nước và ăn rất ngọt. Thương lái đến vườn thu mua với giá khoảng 20.000 đồng/kg.
Hiệu quả kinh tế cao
Nhờ vườn bưởi hơn 400 gốc mà gia đình ông Nhân dần ổn định cuộc sống, mua sắm được xe ô-tô, điều mà trước đây ông chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Ông Nhân đã nhân giống được hàng trăm cây bưởi da xanh.
Mục đích xa hơn của ông là khi khu vực trồng bưởi mở rộng dưới chân Bà Nà - Núi Chúa trở thành vùng chuyên canh bưởi, ông cùng với người dân nơi đây (ông là trưởng thôn) sẽ xây dựng bưởi da xanh Hòa Ninh thành thương hiệu bưởi đặc biệt của Đà Nẵng.
“Bưởi ở đây da xanh, ruột hồng, ngọt, đến kỳ thu hoạch, thương lái đến tận vườn mua. Mỗi năm, gia đình tôi thu lãi từ 200 đến 250 triệu đồng từ cây bưởi. Mọi người dân ở trong thôn đều phấn phởi phát triển vườn bưởi da xanh thay cho vườn tạp, được chính quyền hỗ trợ, các ngành chức năng tư vấn lựa chọn cây giống, phân bón và dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc”, ông Nhân nói.
Ông Lê Đức Thương, Chủ tịch UBND xã Hòa Ninh, cho biết: Xã có hơn 200 hộ trồng bưởi trên diện tích 40ha. Giống bưởi ở đây là loại bưởi da xanh, ngọt, vỏ mỏng, ruột hồng. Hiện địa phương chọn sản phẩm bưởi da xanh để thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm.
Đồng thời, xã đang mở rộng Dự án bưởi da xanh, ruột hồng.
Related news

Năm 2012, lần đầu tiên huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đưa mô hình nuôi cá lồng bè vào nuôi thí điểm tại khu vực lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc xã Trà Tân). Mô hình này đã thành công và đang được nhân rộng, đem lại hướng sinh kế mới cho người dân bị mất đất vùng thủy điện.

Theo Phòng NN&PTNT thôn huyện Thanh Hà (Hải Dương), năm nay vải thiều sẽ bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 15-6 đến 15-7, muộn hơn năm ngoái 10 ngày.

Sáng 19/7, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tổ chức Hội nghị Triển khai chính sách về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, theo Quyết định 16/QĐ-UBND ngày 6/7/2012.

Hiện nay một số địa phương trên địa huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) xảy ra tình trạng tôm bệnh, tập trung tại thị trấn Sịa (4 ha), xã Quảng Phước (3 ha) và xã Quảng Công (1 ha) với số lượng tôm bị bệnh trên 120 vạn con. Trước tình hình trên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện đã cử cán bộ kỹ thuật tiến hành lấy mẫu giáp xác tại các hồ nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu môi trường. Kết quả kiểm tra mầm bệnh bằng phương pháp PCR cho thấy các hồ nuôi tôm trên bị nhiễm bệnh vi rút đốm trắng. Để khống chế dịch bệnh, không để lây lan sang các hồ khác, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành lập biên bản đóng cống các hồ nuôi xen ghép tôm cá, tiến hành thả cá ở những hồ này. Đối với những hồ nuôi chuyên tôm, tiến hành xử lý rãi hóa chất Chlorin để tiêu diệt mầm bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật mới tiếp tục thả nuôi.

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…