Làm Giàu Phải Có Cái Đầu Năng Động

Đó là bài học rút ra của ND SXKD giỏi Nguyễn Tấn Minh (63 tuổi), ở tổ 9, khu vực II, phường Hương Long, TP.Huế.
Trên đường đưa tôi tới thăm nhà ông Minh, ông Nguyễn Đăng Hoa - Chủ tịch Hội ND phường Hương Long, bảo: “Chịu khó như ông Minh chỉ có giàu thêm, chứ không thể nghèo đi”.
Bà Trần Thị Hoa, người bạn đời của ông, tự hào: “Ông ấy đã nói là làm, đã đi là đến, chưa bao giờ thúc thủ, lùi bước trước khó khăn, thử thách nào”.
Giờ đây, gia đình ông có 10 sào trồng lúa, ngô, lạc, rau đậu và hoa các loại, 30 con lợn thịt... Ông Minh chia sẻ: “Làm giàu từ nông nghiệp cơ bản là chất lượng, giá thành sản phẩm để thị trường tiêu thụ dễ tiếp cận; ngoài ý chí vượt khó vươn lên, còn cần phải có một cái đầu năng động, sáng tạo trong phương pháp làm ăn nữa...”. Lúa làm ra, một phần ông bán ra thị trường, phần dành để đảm bảo lương thực cho gia đình.
Ngô, lạc, rau đậu và hoa các loại thường xuyên được chăm bẵm, vun xới quanh năm, nên sản phẩm trái vụ, chính vụ lúc nào cũng có bán; thương lái đến tận nơi thu mua. Làm tận gốc bán tận ngọn, không qua trung gian môi giới nên đồng lãi nhiều hơn, giá trị hơn, xứng đáng với công sức bỏ ra.
Hạch toán, bình quân mỗi năm ông lãi ròng 90 triệu đồng. Đàn lợn thịt trong chuồng lúc nào cũng có 20-30 con, một năm 2 lứa, bình quân xuất chuồng 1,5 tấn lợn hơi/năm, tổng thu 150 triệu đồng, lãi ròng 60 triệu đồng...
Sáu đứa con nheo nhóc 4 trai, 2 gái ngày nào, giờ đã có gia thất và công ăn việc làm đàng hoàng, ổn định. Ông bà mừng vì bao nhiêu năm gắng sức vì con, giờ đã thanh thản hơn xưa, không còn cảnh “hết gạo chạy rông nữa”.
Với những thành tích trong sản xuất, giúp đỡ nhiều hội viên, nông dân cùng vươn lên làm giàu như mình, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, ông Minh đã được Hội ND phường Hương Long bầu chọn là đại biểu dự Hội nghị ND SXKD giỏi TP.Huế giai đoạn 2011-2013 vừa tổ chức vào đầu tháng 5.2014.
Related news

Gắn thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với xây dựng NTM từ đó đã tạo thành phong trào thi đua sôi nổi, nhân dân trong xã đoàn kết, cùng nhau xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh, xây dựng NTM. Ðến nay, sau 4 năm triển khai, Ðộc Lập đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM (không phải thực hiện tiêu chí chợ), đời sống người dân được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.