Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu nghêu chế biến sang Italy

Từ nhiều năm nay, Italy không NK nghêu tươi, sống (HS 030771) từ Việt Nam.
Năm 2014 và trong 7 tháng đầu năm nay, Italy cũng không NK nghêu đông lạnh (HS 030779), riêng trong năm 2013 Italy NK nghêu đông lạnh với giá trị đạt 14 nghìn USD.
Italy NK nghêu tươi, sống từ 9 nước và NK nghêu đông lạnh từ 13 nước trên thế giới.
Việt Nam chỉ XK nghêu chế biến (HS 160556) sang Italy. Italy NK nghêu chế biến từ Việt Nam đứng thứ 2, sau Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Italy NK nghêu chế biến từ 7 nước với giá trị đạt 13,087 triệu USD, trong đó NK từ Việt Nam đạt giá trị 5,504 triệu USD, chiếm 42% tổng kim ngạch NK nghêu chế biến của Italy.
Hiện nay, nguồn nghêu nguyên liệu trong nước không nhiều, vì vậy các nhà máy chủ yếu chế biến và XK nghêu thịt có giá bán tốt hơn và giá trị mang lại cao hơn so với nghêu đông lạnh và nghêu tươi, sống.
Related news

Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.

Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.

Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.

Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).

Mô hình đã thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống và ương lươn giống theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thức ăn phù hợp, không sử dụng thuốc hóa học, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.