Người dân câu được cá sủ vàng quý hiếm

Đó là anh Nguyễn Minh Nhật, trú thôn Thanh Khê (xã Thanh Trạch).
Anh Nhật câu được con cá sủ vàng trên tại khu vực cầu Cảng (thuộc địa bàn xã Thanh Trạch) vào sáng ngày 24-11, cá có trọng lượng 2,8kg.
Sau khi câu được cá, rất nhiều người dân địa phương đã tập trung đến xem và định giá thị trường con cá trên.
Con cá sủ vàng quý hiếm đang được người dân tái thả, bảo vệ.
Ông Lào cho biết, đây là lần đầu tiên người dân địa phương câu được cá sủ vàng.
Theo thị trường thì cá sủ vàng có giá trị rất cao và quý hiếm.
Vì vậy, UBND xã đã phối hợp lực lượng công an và gia đình nhằm bảo đảm an ninh trật tự vì lượng người đến xem rất đông và tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hiện con cá sủ vàng trên đang được gia đình tái thả để bảo vệ.
Cá sủ vàng có tên khoa học là Otolithoides biauritus, rất quý hiếm, đặc biệt giá trị trong lĩnh vực y học.
Cá sủ vàng có bong bóng được sử dụng làm nguyên liệu hữu cơ để sản xuất ra loại chỉ tự tiêu, có khả năng tự hủy sau khi phẫu thuật, không gây tổn thương đối với mô, giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Vì vậy mỗi con bắt được thường có giá trị rất lớn khi được rao bán.
Những con cá sủ vàng có trọng lượng lớn được bán với vài trăm triệu đồng đến tiền tỉ.
Related news

Chọn mảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đồi cao, ông Lê Xuân Quang, thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) đã gây dựng thành công trang trại có doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm...

Vừa có thực phẩm giàu dinh dưỡng, vừa tô điểm cho khu vườn thêm xinh, đây được xem là thời điểm thích hợp để những người yêu trồng trọt cùng "chinh phục" những cây cà tím đấy nhé!

Có dịp về thăm Đô Lương (Nghệ An), ai cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất là hệ thống giao thông từ trung tâm huyện đến các xã vùng chiêm trũng hay đồi núi đều được trải nhựa, đổ bê tông phẳng lì, không ai nghĩ đây từng là huyện thuần nông nghèo khó ngày nào.

UBND TP.Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 13 về việc tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, đối phó với hiện tượng El Nino trên địa bàn thành phố.

Không chỉ nổi tiếng là vùng có sản lượng lúa chất lượng cao lớn, tỉnh Sóc Trăng còn có những mô hình giúp cho nhà nông tiếp cận được kỹ thuật mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó, tiêu biểu là mô hình áp dụng “3 giảm 3 tăng” và kỹ thuật trồng lúa SRI.