Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ sư cơ khí thu hơn 7 tỷ đồng từ nuôi lợn, gà sạch

Kỹ sư cơ khí thu hơn 7 tỷ đồng từ nuôi lợn, gà sạch
Publish date: Friday. September 18th, 2015

Mạc Tuấn Hải (28 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, rồi học Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải chuyên nghành cơ khí sửa chữa ôtô. Hải tâm sự, ngày xưa rất yêu thích các động cơ bốn bánh, thuộc làu làu công suất, các tính năng của từng loại xe.

Tuy nhiên, trong quá trình tham gia các hoạt động tình nguyện khắp các tỉnh thành phía Bắc, Hải quen và giao lưu cùng nhiều tấm gương đang làm trang trại thành công. Sau này anh trở lại tham quan, tìm hiểu và rồi niềm đam mê cũng ngấm dần từ đó. "Từ chỗ mê bốn bánh, tôi đã chuyển sang mê 4 chân và 2 chân từ lúc nào không hay", anh cười nói.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp, thay vì vào làm ở các công ty ôtô lớn thì Hải quyết định phóng chiếc xe máy cà tàng đi lang thang tìm hiểu kỹ hơn các trang trại nuôi lợn và gà đồi, rồi thường xuyên sang Đại học Nông nghiệp học hỏi, tham khảo ý kiến các thầy, chuyên gia về chăn nuôi.

Cuối năm 2007, tình cờ Hải đi qua vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc, thấy nơi đây còn hoang vu rất thích hợp làm trang trại nên anh đã quyết định dừng chân để thực hiện kế hoạch ấp ủ bấy lâu. "Cũng nhờ lập nghiệp ở mảnh đất này mà tôi có duyên làm rể tại đây", anh vui vẻ nói.

Lúc mới làm, Hải mượn bạn bè 70 triệu đồng để nuôi thử nghiệm 20 con lợn rừng. Từ năm 2013, anh mới bắt tay vào đầu tư phát triển mạnh về nuôi gà và lợn sạch với số vốn bỏ ra gần 2 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng là 900 triệu đồng (vay từ 2 sổ đỏ, một của bố mẹ đẻ, một của bố mẹ vợ).

Thời gian đầu, do kinh nghiệm còn ít nên Hải gặp rất nhiều khó khăn như lợn, gà còi cọc do thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt, sản phẩm bán ra thị trường rất ít, do chưa tìm được khách hàng, trong khi chi phí chăn nuôi hàng ngày phải bỏ ra không hề nhỏ. Có những lúc anh chàng kỹ sư trẻ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và muốn bỏ cuộc.

Nhưng với quyết tâm đeo bám niềm đam mê, rồi mọi sóng gió cũng trôi qua, Hải dần có kinh nghiệm hơn trong cách chăm sóc gà, lợn. Đàn vật nuôi của anh phát triển tốt hơn, đầu ra sản phẩm cũng khá ổn. Hiện tại, tổng đàn của trang trại Hải có hơn 7.000 con gà, 2.000 lợn, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng và tổ chức có nhu cầu mua nguyên con để liên hoan. Nhờ quy trình nuôi chặt chẽ và chăn thả hoàn toàn tự nhiên, nên chất lượng thịt lợn rừng của Hải được các nhà hàng tin tưởng và ưa chuộng.

Hải cho biết, giá gà thương phẩm bán lẻ ra thị trường của anh hiện dao động 220.000 đồng mỗi kg, còn giá thịt lợn trung bình 120.000 đồng một kg. Theo Hải, giá tuy cao hơn ở chợ khoảng 20% nhưng sản phẩm rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ, quy trình chăn nuôi sạch cộng với chất lượng nên các sản phẩm thịt gà, lợn và trứng của anh đang bán rất chạy tại các đại lý cửa hàng thực phẩm sạch, đặc biệt là phản hồi tốt từ khách hàng đặt mua online.

Hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm của trang trại Hải hiện đã lên tới hơn 20 cửa hàng và còn tiếp tục mở rộng. Bên cạnh đó, kênh bán hàng online qua website, mạng xã hội, các diễn đàn lớn cũng được anh chú trọng và tập trung phát triển. Năm vừa qua, trang trại này đã được cấp chứng nhận VietGap và được tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ của tỉnh Vĩnh Phúc.

Ông chủ trang trại trẻ này thông tin thêm, hiện nay, sản lượng bán ra trung bình mỗi ngày của trang trại là 40 con gà và hơn 100 kg thịt lợn. Doanh thu trung bình mỗi tháng hơn 600 triệu đồng, tức mỗi năm khoảng 7,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cho chăn nuôi sạch, khu giết mổ và đóng gói đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cùng hệ thống vận chuyển hàng từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội khá cao nên lợi nhuận hiện tại chỉ đạt khoảng 10%. "Trong thời gian tới, khi mở rộng thị trường và chạy hết công suất, chắc chắn tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng thêm", Hải kỳ vọng.

Nhờ việc kinh doanh thuận lợi, năm vừa rồi Hải đã có thể trả một phần nợ ngân hàng và lấy ra được một sổ đỏ cho gia đình. Hiện tại, anh còn nợ khoảng 500 triệu đồng và hy vọng năm sau sẽ giải quyết xong.

Để đạt được thành công ban đầu như ngày hôm nay, theo Hải thì chất lượng sản phẩm luôn phải được đặt lên hàng đầu. Và đó là thành quả của việc mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà cụ thể ở trang trại của anh là việc ứng dụng công nghệ EM (hệ vi sinh vật hữu ích) của Nhật Bản vào việc lên men để phối trộn thức ăn chăn nuôi hàng ngày từ nguồn tự nhiên như: ngô, thóc, cám gạo, đỗ tương… Tuy chi phí có cao hơn chăn nuôi thông thường, nhưng lợn, gà ăn vào sẽ khoẻ mạnh hơn, chất lượng thịt cao hơn, đồng thời cũng đáp ứng yếu tố sạch mà Hải đang theo đuổi.


Related news

Lắp giàn loa trên mái nhà nuôi chim yến, kiếm tiền tỷ mỗi năm Lắp giàn loa trên mái nhà nuôi chim yến, kiếm tiền tỷ mỗi năm

Lâu nay tôi vẫn hình dung chim yến làm tổ trên các hòn đảo ven biển miền Trung. Lần này về Quy Nhơn (Bình Định), tôi thật sự thú vị khi thấy việc nuôi chim yến trong nhà quá đơn giản và với nguồn thu nhập thật lớn.

Monday. July 20th, 2015
Kỳ lạ trồng dưa lê qua... mạng Internet Kỳ lạ trồng dưa lê qua... mạng Internet

Khách hàng đặt mua hạt giống dưa lê và thanh toán chi phí 100.000 đồng, trang trại sẽ chăm sóc và thu hoạch, sau đó gửi sản phẩm thu được đến tận nhà.

Monday. July 20th, 2015
Buôn lậu đường cát tăng mạnh trên các tuyến biên giới Buôn lậu đường cát tăng mạnh trên các tuyến biên giới

Dọc tuyến biên giới tỉnh Đồng Tháp với Campuchia có 4 xã gồm: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự), Tân Hội, Bình Phú, Tân Hộ Cơ (huyện Tân Hồng), Bình Thạnh (TX.Hồng Ngự) được xem là những điểm nóng về tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Hàng lậu qua đây chủ yếu là thuốc lá, rượu ngoại, phân bón... trong đó đường cát là mặt hàng được vận chuyển nhiều nhất...

Monday. July 20th, 2015
Sốt cây giống chuối đỏ Sốt cây giống chuối đỏ

Thông tin một nải chuối đỏ giá 500.000-600.000 đồng xuất hiện trên thị trường gần đây đã khiến giống cây có xuất xứ từ Australia lên cơn "sốt".

Monday. July 20th, 2015
Dồn đổi ruộng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân ở Tam Nông Dồn đổi ruộng đất mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân ở Tam Nông

Quá trình thực hiện nhiệm vụ dồn đổi ruộng đất (DĐRĐ) có nhiều khó khăn, phức tạp. Song, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân nên huyện Tam Nông đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Monday. July 20th, 2015