Diện Tích Hoa Kiểng Tết Tăng 23ha
Vào thời điểm này, các nhà vườn trồng hoa kiểng ở 2 xã Hòa Thành và Tân Dương, huyện Lai Vung đang tập trung đầu tư, chăm sóc với mong muốn hoa kiểng phát triển tốt và ra hoa đúng vào dịp Tết.
Năm nay nhà vườn Lai Vung trồng chủ yếu vẫn là các loại hoa kiểng truyền thống như: các loại mai, kim phát tài, nguyệt quế, sứ, khế, hoa giấy, cúc Tiger, cúc Đài Loan, vạn thọ...
Theo các nhà vườn, thời tiết gần đây có mưa, nhất là mưa đêm đã ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của 1 số loại hoa kiểng, nhà vườn đã tích cực thực hiện các biện pháp đối phó nhằm làm giảm thiệt hại.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lai Vung cho biết, hiện nay toàn huyện có 36ha hoa kiểng, tăng 23ha so với năm 2013.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187E50/Dien_tich_hoa_kieng_Tet_tang_23ha.aspx
Related news
Nấm Linh chi là loại nấm dược liệu, có giá trị phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cùng với các loại nấm ăn, những năm gần đây nghề trồng nấm Linh chi phát triển khá mạnh ở tỉnh Ninh Bình, người dân đã đưa vào hàng nghìn tấn nguyên liệu sản xuất mỗi năm.
Ít cả đất lẫn vốn nhưng vẫn có thể làm giàu nhờ trồng xen các loại cây trên cùng một diện tích. Đó là cách làm của nhiều nông hộ ở ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh) và ấp 7, xã Minh Lập (Chơn Thành - Bình Phước). Cách làm này vừa giúp cải tạo đất, hạn chế cỏ dại, hỗ trợ các loại cây cùng phát triển, vừa cho lợi nhuận cao, giảm được nỗi lo thất mùa, mất giá.
Sóc Trăng hiện có tổng đàn bò hơn 26.500 con, trong đó có 6.400 con bò sữa và hơn 90% được nuôi ở mô hình nông hộ; Tuy nhiên, sữa là loại thực phẩm đặc biệt, yếu tố chất lượng chính là đòi hỏi bắt buộc.
Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Liễu Đô (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Nông dân Hoàng Văn Cát là một trong những người như thế.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP được mở rộng, hiệu quả sản xuất chăn nuôi được nâng cao. Đó là kết quả quan trọng của Chương trình phối hợp về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phía Bắc.