Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Áp Dụng Và Chứng Nhận VietGAP Cho Hộ Nuôi Cá Tra

Hỗ Trợ Áp Dụng Và Chứng Nhận VietGAP Cho Hộ Nuôi Cá Tra
Publish date: Friday. September 12th, 2014

Vừa qua, tại huyện Cái Bè và Cai Lậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng với Chi cục Thủy sản tổ chức 2 cuộc hội nghị triển khai Thông tư số 23/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-7-2014 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra cho đối tượng là các doanh nghiệp và hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh.

Tại hội nghị, dự thảo kế hoạch hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho các hộ nuôi cá tra được lấy ý kiến trước khi trình UBND tỉnh xin kinh phí triển khai. Chi cục Thủy sản cho biết, theo Nghị định số 36/2014/NĐ-CP, đến hết ngày 31-12-2015, các hộ tổ chức, cá nhân nuôi cá tra phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các chứng chỉ quốc tế khác phù hợp với pháp luật Việt Nam mới được nuôi cá tra.

Nhằm hỗ trợ các hộ nuôi cá tra đáp ứng được quy định này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ ưu tiên hỗ trợ các hộ nuôi cá tra về công tác đào tạo, tư vấn và chi phí chứng nhận VietGAP theo Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 19-6-2013 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Để đủ điều kiện được hỗ trợ theo quy định và giảm chi phí chứng nhận, các hộ nuôi cá tra sẽ được gom lại thành vùng nuôi theo nguyên tắc những hộ nuôi cá tra liền kề có chung nguồn nước cấp, kênh xả và đảm bảo sản lượng trên 500 tấn/ha, còn những hộ nuôi cá tra độc lập đạt sản lượng trên 500 tấn/ha sẽ thực hiện chứng nhận riêng. Theo đó, toàn tỉnh sẽ có 13 hộ/vùng nuôi cá tra được hỗ trợ thực hiện và chứng nhận VietGAP với tổng kinh phí dự kiến trên 930 triệu đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.

Mặt khác, theo Thông tư số 23/2014/TT-BNNPT, bắt đầu ngày 12-9-2014, các cơ sở nuôi cá tra phải thực hiện thủ tục cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Tuy nhiên chỉ những cơ sở nuôi nằm trong quy hoạch được UBND cấp tỉnh phê duyệt mới được cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Một cơ sở có nhiều ao nuôi thì được cấp nhiều mã số nhận diện ao nuôi, mỗi ao nuôi được cấp duy nhất một mã số nhận diện.

Mã số nhận diện cơ sở nuôi và ao nuôi chỉ được cấp khi đăng ký lần đầu hoặc đăng ký lại. Việc thực hiện đăng ký mã số nhận diện lần đầu và đăng ký lại được thực hiện độc lập hoặc đồng thời với việc xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Ngoài ra, đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm đăng ký diện tích và sản lượng nuôi.

Chi cục Thủy sản tỉnh là cơ quan cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm. Hồ sơ đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi và đăng ký nuôi cá tra thương phẩm bao gồm: Giấy đăng ký cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi, Sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi do chủ cơ sở nuôi xây dựng, 2 bản Giấy đăng ký nuôi cá tra thương phẩm.

Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm đăng ký mã số nhận diện cơ sở ao nuôi (lần đầu hoặc đăng ký lại) và đăng ký nuôi cá tra thương phẩm với Chi cục Thủy sản chậm nhất trước thời điểm thả giống 20 ngày. Ngoài ra, khi thay đổi chủ cơ sở nuôi hoặc thay đổi diện tích ao nuôi hoặc sơ đồ mặt bằng vị trí ao nuôi cần đăng ký lại mã số nhận diện.


Related news

Rau Được Giá Và Câu Chuyện Người Trồng Rau Rau Được Giá Và Câu Chuyện Người Trồng Rau

Anh Nguyễn Văn Tới, ấp Nam, đang chăm sóc 2 công rau cho biết, anh vừa mới thu hoạch được trên 1 tấn rau tía tô, bán với giá 11.000 đồng/kg. Trước đó, anh thu hoạch ngò gai cũng bán được giá cao. “Với giá này, người trồng rau đảm bảo có lời” - anh Tới phấn khởi nói.

Wednesday. July 16th, 2014
Hội Nông Dân Đắk Song Triển Khai Hiệu Quả Nhiều Phong Trào Thi Đua Hội Nông Dân Đắk Song Triển Khai Hiệu Quả Nhiều Phong Trào Thi Đua

Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.

Friday. December 5th, 2014
Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri Gò Công Khai Thác Lợi Thế Cây Sơ Ri Gò Công

Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).

Wednesday. July 16th, 2014
CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi CCB Lường Văn Tụi Làm Kinh Tế Giỏi

Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Friday. December 5th, 2014
Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân Hội Nông Dân Tỉnh Đưa Nguồn Vốn Ưu Đãi Tới Hội Viên, Nông Dân

Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Friday. December 5th, 2014