Ngành Chè Mất Cân Đối Nguyên Liệu

Hiệp hội Chè Việt Nam vừa khẩn thiết kiến nghị lên Chính phủ, các cơ quan hữu quan, cùng UBND 14 tỉnh (Lâm Đồng, Gia Lai, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Phú Thọ…) để tái thiết lại ngành chè đang trong cảnh hỗn loạn.
Hầu hết địa phương đã cấp phép ồ ạt, hoặc làm ngơ cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hàng loạt cơ sở chế biến ngay trên vùng nguyên liệu mà doanh nghiệp có trước đã đầu tư và quản lý theo hệ thống, dẫn đến tổng công suất chế biến cao hơn nhiều lần so với khả năng cung ứng nguyên liệu.
Hiệp hội Chè cho biết, tại nhiều địa phương: Công suất chế biến vượt nguồn cung ứng chè búp tươi 2-3 lần. Sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đã tạo ra cầu giả tạo về nguyên liệu dẫn đến sự tranh mua, tranh bán chè tươi.
Theo ước tính của Hiệp hội Chè, việc mất cân đối công-nông nghiệp chè khiến toàn ngành chè bị thiệt hại 530 tỷ đồng/năm.
Related news

Là một trong 10 sản phẩm nông sản XK chủ lực của Việt Nam (VN), nhưng cây sắn vẫn đang bị hắt hủi khi gần như trống chính sách. Trong khi đó, vấn đề năng suất, canh tác, SX sâu sau chế biến vẫn vấp phải những hạn chế lớn.

Khi hội nhập, ngành mía đường Việt Nam sẽ phải làm gì để cạnh tranh, khi giá mía thành phẩm luôn cao hơn ở các nước khác?

Theo thông tin từ cơ quan quản lý, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu gần 3 tháng nay xuất hiện thương lái lùng mua cá sấu 'non' (loại cá sấu từ 3 - 6 kg/con), khiến cho giá của loại cá sấu này tăng đột biến.

21 doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh giờ chỉ còn một nửa. Nguyên nhân là do không thể cạnh tranh với cá thương phẩm nhập từ Trung Quốc.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.