Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Huyện Điện Biên Đông

Kinh Nghiệm Nuôi Trâu Vỗ Béo Ở Huyện Điện Biên Đông
Publish date: Monday. February 2nd, 2015

Điện Biên Đông là một trong những huyện vùng cao còn nhiều khó khăn của tỉnh Điện Biên. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tập quán sản xuất lạc hậu, địa hình đồi núi chia cắt, diện tích đất canh tác ít… nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn tương đối cao.

Với mục tiêu khai thác tốt thế mạnh của địa phương, thời gian qua việc nuôi trâu vỗ béo đã thực hiện có hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, đồng thời cũng là kinh nghiệm hay để các địa phương khác có thể tham khảo.
Với nguồn thức ăn sẵn có và các bãi chăn thả tự nhiên, được sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện Điện Biên Đông, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nuôi trâu vỗ béo. Điển hình tại xã Háng Lìa với 12 bản tham gia thực hiện mô hình. Bên cạnh Nhà nước hỗ trợ chi phí mua cám, tiêm phòng vắc xin, các hộ còn được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách - Xã hội; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi trâu vỗ béo do các bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn. Tham gia mô hình, các hộ đã thường xuyên liên kết, trao đổi những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong chăm sóc trâu.
Hiện nay, không chỉ ở xã Háng Lìa mà việc nuôi trâu vỗ béo đã được nhân rộng ra nhiều xã khác ở huyện Điện Biên Đông như Phình Giàng, Chiềng Sơ, Luân Giói, Mường Luân, Phì Nhừ, Tìa Dình… Toàn huyện Điện Biên Đông có gần 1.000 con trâu đang được các hộ nuôi vỗ béo. Nhiều hộ gia đình đã có nguồn thu nhập cao từ việc phát triển nuôi trâu vỗ béo. Điển hình là các hộ ông Giàng A Chả ở bản Xa Vua C, xã Phình Giàng; anh Vàng Sia Sùng, bản Háng Lìa B, xã Háng Lìa…
Là một trong những hộ có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trâu vỗ béo, gia đình ông Giàng A Chả hiện có 7 con trâu nuôi vỗ béo. Với thời gian nuôi từ 9 - 12 tháng thì xuất bán trâu, bình quân hàng năm, gia đình ông thu khoảng trên 100 triệu đồng từ bán trâu. Theo kinh nghiệm của ông Chả, nuôi trâu vỗ béo mang lại hiệu quả khá cao, song cần chú ý chọn mua con giống và kỹ thuật chăm sóc. Đối với con giống tuổi đời non (khoảng 2 tuổi) thì thời gian nuôi ít, trâu nhanh được xuất chuồng, người nuôi có thu nhập cao. Thực tiễn cho thấy, nuôi trâu vỗ béo là mô hình phù hợp, mang lại hiệu quả cao, mở ra hướng xóa đói giảm nghèo mới ở địa phương.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nuôi trâu vỗ béo ở Điện Biên Đông còn gặp không ít khó khăn như thiếu đất sản xuất nông nghiệp; thiếu nước sử dụng trong mùa khô; khí hậu mùa đông thường giá rét kéo dài; việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhìn chung còn nhiều hạn chế…
Từ thực tiễn hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi trâu vỗ béo ở Điện Biên Đông thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm cơ bản:
Một là, người nuôi cần có kinh nghiệm chăn nuôi gia súc (tùy điều kiện, có thể nuôi nhốt hoặc nuôi bán chăn thả); chủ động nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông gắn với việc bảo đảm vệ sinh chuồng trại, nước uống và chống rét cho trâu.
Hai là, nhân lực phục vụ nuôi trâu vỗ béo tuy không cần nhiều song cần chú trọng việc tiêm phòng vắc xin và tẩy giun sán đúng theo định kỳ.
Ba là, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tích cực thực hiện mô hình nuôi trâu vỗ béo, phát triển đàn trâu hàng hóa gắn với trồng cỏ, tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm của nông nghiệp.
Bốn là, chú ý tuổi và nguồn gốc trâu giống. Trâu vỗ béo tốt nhất là khoảng 24 tháng tuổi vì lúc này trâu sinh trưởng nhanh, bộ răng chắc khỏe nên khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và khả năng tích lũy mỡ, thịt khá cao.


Related news

Chống Hạn Ở Đại Lộc Chống Hạn Ở Đại Lộc

Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.

Tuesday. June 24th, 2014
Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững Ia Grai Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Cây Công Nghiệp Bền Vững

Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.

Thursday. November 27th, 2014
HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín HTX Hạnh Quang Từng Bước Đưa Chè Shan Tuyết Cổng Trời Thành Thương Hiệu Uy Tín

Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.

Thursday. November 27th, 2014
Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè Cư Dân Đảo Hòn Chuối Tiếp Tục Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Bè

Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.

Wednesday. June 25th, 2014
Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Wednesday. June 25th, 2014