Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngóng nước lũ về để kiếm sống

Ngóng nước lũ về để kiếm sống
Publish date: Wednesday. September 23rd, 2015

Xã Phú Lộc và Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) là 2 xã biên giới, vùng sâu và đầu nguồn lũ An Giang, từng được xem là “rốn lũ” của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là vùng địa đầu hứng chịu con nước từ thượng nguồn Mekong đổ về. Vào mùa nước nổi, nơi đây bốn bề mênh mông sóng nước...

Vậy mà những ngày này, phóng viên đi dọc theo các tuyến biên giới, ghi nhận nhà nhà ai nấy đã chuẩn bị các dụng cụ khai thác, đánh bắt thủy sản… rồi ngồi ngóng chờ con nước lên để tìm kế sinh nhai.

Anh Buôl bên những chiếc đú chưa đặt được vì nước lũ quá thấp.

Ông Đặng Văn Bén - nông dân ở cụm tuyến dân cư xã Phú Lộc cho hay: “Mấy năm nay nhờ có chỗ ở cao ráo vượt lũ, nhiều nhà nông trong xã đã yên tâm đầu tư nuôi trồng để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhiều mô hình làm kinh tế phụ tận dụng thời gian nông nhàn và lợi thế mùa nước đã mang lại hiệu quả lớn không kém làm lúa.

Chẳng hạn như mô hình nuôi lươn, nuôi cá kết hợp trồng rau hay vườn cây ăn trái ngắn ngày. Tuy nhiên, năm nay đến giờ này con nước vẫn còn quá thấp”.

“Rằm tháng Bảy nước nhảy khỏi bờ. Năm nay đã qua rằm hơn tuần lễ rồi mà chẳng thấy nước nôi gì hết, có nước mới mần ăn được. Dân ở đây hổm rày mỏi mòn đợi nước lên” – lão nông Tư Bôn ở Vĩnh Xương tâm tình.

Theo nhiều cư dân vùng đầu nguồn biên giới cho biết, thời điểm này năm ngoái, nước trên đồng đã gần ngang lưng quần, năm nào nước thấp thì cũng đã khỏi đầu gối.

Bà Nguyễn Thị Đẹp chuyên nghề đánh bắt thủy sản mùa nước nổi vùng biên giới Vĩnh Xương, than thở: “Mấy tháng mùa nước này chẳng ai thuê mướn làm gì, chỉ trông chờ lợp lờ, câu lưới kiếm sống, mà nước lép xép kiểu này thì không mần ăn gì được.

Mấy tay lưới tui đã vá xong rồi mà không giăng được; giăng lưới, giăng câu cũng không mà đặt lợp lờ cũng chẳng được luôn”.

Ngồi bên cạnh mấy tay lưới, anh Nguyễn Văn Buôl, ở Vĩnh Xương than ngắn, thờ dài: “Hồi đó tới giờ chưa từng thấy năm nào nước yếu như năm nay. Tôi nuôi lươn, nuôi cá lóc bông cũng nhờ mùa nước, có nước lớn thì mới đặt đú, đặt dớn kiếm mồi cho lươn được.

Mấy cái đú với dớn hổm nay nằm chờ đó, chưa xuống được, nước kiểu này thua rồi”.

Ông Nguyễn Văn Xương - Chủ tịch UBND xã Phú Lộc cho biết: “4 cụm tuyến dân cư vượt lũ cơ bản giải quyết được cho dân trong xã chỗ ở, nhưng cái ăn thì cũng còn phập phồng theo con nước. Nước thấp quá thì dân cũng cần phải được hỗ trợ thêm nữa để chuyển đổi một số mô hình chăn nuôi cho phù hợp”.


Related news

Bí Đỏ Đạt Năng Suất 600kg/sào Bí Đỏ Đạt Năng Suất 600kg/sào

Vụ xuân 2012, hợp tác xã nông nghiệp thôn Ngô Cương (xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình) đã triển khai gieo trồng 21 mẫu bí đỏ siêu cao sản (siêu hạt).

Thursday. June 14th, 2012
Xuất Khẩu Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Không Mấy Khả Quan Xuất Khẩu Nhuyễn Thể Hai Mảnh Vỏ Không Mấy Khả Quan

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ vốn được xem là thế mạnh thứ ba của thủy sản Việt Nam. Nhưng theo số liệu tính đến ngày 15/4/2012 của VASEP thì đến thời điểm này thế mạnh thứ ba ấy chưa thật sự phát huy.

Friday. June 15th, 2012
Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh Diện Tích Tôm Nhiễm Bệnh Tăng Nhanh

Hiện nay, tại vùng nuôi tôm tập trung của xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ở các thôn Phan Hiền, Huỳnh Thượng, Huỳnh Xá Hạ dịch bệnh đã bắt đầu phát sinh và lây lan nhanh chóng. Chỉ từ một ít hồ nuôi tôm bị nhiễm bệnh ban đầu, đến nay trên toàn địa bàn đã có 53 hồ với tổng diện tích trên 22 ha bị nhiễm bệnh gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho các hộ nuôi tôm.

Friday. June 15th, 2012
Thoát Nghèo Nhờ Dê Thoát Nghèo Nhờ Dê

Là một tỉnh miền núi có rất nhiều lợi thế về đồng cỏ, nghề nuôi dê ở Tuyên Quang hình thành từ lâu, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương thức nuôi quảng canh, chăn thả tự do. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã triển khai dự án Dự án nuôi dê lai tập trung và phân tán. Sau 4 năm thực hiện, đến nay đàn dê đã được cải tạo, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi theo lối quảng canh, thả rong của bà con.

Friday. June 15th, 2012
Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Saturday. June 16th, 2012