Kiên Giang thực hiện nhiều dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
Cụ thể là điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang để trên cơ sở đó sắp xếp, cơ cấu lại ngành nghề thích hợp. Nghiên cứu cải tiến ngư cụ của một số nghề khai thác thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, nguồn lợi thủy sản. Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Phú Quốc.
Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Ứng dụng công nghệ bảo quản sản phẩm theo nguyên lý bảo ôn trên tàu khai thác thủy sản xa bờ. Thả giống bổ sung một số loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Duy trì công tác điều tra, giám sát đa dạng sinh học, quan trắc chất lượng môi trường nước trong Khu bảo tồn biển Phú Quốc. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo tồn biển. Khảo sát, lập dự án xây dựng mô hình thí điểm thả rạn nhân tạo vùng biển Kiên Giang.
Tỉnh Kiên Giang hiện có đoàn tàu cá khoảng 10.700 chiếc, trong đó tàu khai thác xa bờ 4.650 chiếc, số còn lại công suất nhỏ dưới 90 CV khai thác đánh bắt vùng biển ven bờ và vùng lộng làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản. Theo đó, nhiều tàu cá công suất nhỏ khai thác đánh bắt bằng các hình thức mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như: sử dụng hóa chất, thuốc nổ, xung điện…
Đặc biệt nghiêm trọng là xâm hại những khu vực bảo tồn biển cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản, nhất là vào mùa sinh sản của chúng. Môi trường sinh thái vùng biển, ven biển diễn biến ngày càng phức tạp, một số nơi bị ô nhiễm nặng. Hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản ven bờ chưa được ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tỉnh Kiên Giang tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển với các loại hình như: nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lồng bè trên biển, nuôi nghêu, sò vùng bãi triều, nuôi cá nước lợ… nhằm giảm áp lực khai thác đánh bắt thủy sản biển.
Đầu tư phát triển đoàn tàu cá khai thác xa bờ kết hợp không cho đóng mới phương tiện công suất nhỏ và từng bước chuyển đổi ngành nghề phù hợp cho ngư dân đánh bắt ven bờ để bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ những vùng, khu vực cấm khai thác, đánh bắt và những bãi giống, bãi đẻ tự nhiên của các loài thủy sản.
Related news
Xuất thân là một nông dân, cựu chiến binh Phan Ngọc Vui (thôn Thủ Lễ, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) thử sức với nhiều mô hình làm ăn nhưng đều không mấy hiệu quả. Gần đây, tính toán lợi ích, ông bàn với vợ phát triển chăn nuôi vịt lang cạnh trắng. Ban đầu, ông phát triển đàn vịt theo hướng lấy thịt và bán trứng.
Ngày 18/11, Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phối hợp với Viện Khoa học kỹ thuật kinh tế nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ tổ chức hội nghị đầu bờ trình diễn mô hình trồng đậu phộng xen sắn trên đất đồi với 50 hộ nông dân tham gia.
Nhằm giúp nông dân đa dạng hóa các loại vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, tháng 9 -2011, thông qua nguồn vốn của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Hội Nông dân huyện Ninh Phước đã phối hợp triển khai Dự án “Nuôi trùn quế theo hướng quy mô hộ tại xã Phước Vinh”.
Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đang phối hợp cùng với ngành nông nghiệp Đà Lạt xây dựng một khu vực chuyên canh rau không thuốc và không phân bón hóa học, được tưới tiêu bằng hệ thống bơm nước mạch ngầm… ở khu vực Thánh Mẫu, theo mô hình “Trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hồi lưu”.
Để từng bước chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập trên một ha đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân, UBND xã Điền Công (Quảng Ninh) đã quyết định chọn cây khoai lang chất lượng cao để đưa vào phát triển sản xuất.