Sinh Sản Nhân Tạo Cá Trê Vàng Thành Công
Hiện nay, cá trê vàng là loài cá được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh Long An ưa thích, nhưng phong trào nuôi chưa tương xứng so với tiềm năng sẵn có của tỉnh. Trước nguồn cá trê vàng ngoài tự nhiên ngày càng giảm,
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học & Công nghệ Long An tận dụng những ưu thế về điều kiện vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học "Phát triển mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trê vàng (Clarias macrocephalus) vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An" do kỹ sư Phạm Thanh Dung làm chủ nhiệm đề tài, phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Sau thời gian thử nghiệm nuôi cá trê vàng bằng cách dùng kích dục tố là HCG + não thùy để kích thích cá sinh sản mang lại kết quả khả quan. Với 30kg cá cái, sau quá trình sản xuất có 95% tỷ lệ cá tham gia sinh sản. Số lượng trứng thu được trên 2,2kg, sức sinh sản tương đối 42.000 trứng/kg cá cái. Đặc biệt, tỷ lệ trứng thụ tinh 67,6%, trứng nở khoảng 85%, cá bột thu được trên 500.000 con, đạt trên 85%.
Việc nghiên cứu thành công mô hình sản xuất giống và nuôi cá trê vàng thương phẩm sẽ giúp nông dân có thêm đối tượng nuôi mới để lựa chọn cho mô hình nuôi của mình, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần đa dạng hóa giống loài vật nuôi. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, duy trì nòi giống, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
Related news
Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.
Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.
Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.
Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.