Khống Chế Dịch Bệnh Trên Vật Nuôi

Năm 2015, ngành Thú y sẽ tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.
Năm 2014, dịch cúm A/H5N1 xuất hiện tại 158 xã, phường của 93 huyện, thị xã ở 33 tỉnh, thành phố. Dịch cúm gia cầm đã trở thành dịch địa phương với đặc điểm các ổ dịch phát sinh rải rác.
Trung bình hằng năm có khoảng 100 ổ dịch, và khoảng 200.000 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy…
Công tác phòng chống dịch của ngành Thú y đã góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, kết quả nổi bật là ngăn chặn và khống chế kịp thời việc lây lan một số chủng virus mới như: Cúm A/H8N10, H7N9, H5N6 có nguồn gốc từ biên giới phía Bắc.
Đồng thời, xác định vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi; khống chế thành công dịch lợn tai xanh. Riêng dịch lở mồm long móng trên trâu bò đã khoanh vùng xử lý kịp thời các ổ dịch lây lan từ các đàn bò dự án.
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 23/1, đại diện Cục Thú y cho biết, nguyên nhân khiến dịch xảy ra thời gian qua là do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống dịch ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
Cùng với đó, công tác tiêm phòng cho gia súc gia cầm ở nhiều địa phương hiệu quả chưa cao, thiếu kiểm tra đôn đốc và giám sát thực hiện.
Một số ý kiến cho rằng, cần tạo thế chủ động trong phòng chống dịch, có sự tham gia tích cực từ phía các địa phương, người chăn nuôi.
Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, khuyến khích và hỗ trợ các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, tăng cường kiểm tra tại tuyến cơ sở nhằm phát hiện những sai phạm, bất cập trong công tác phòng chống dịch để chấn chỉnh kịp thời.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thú y trong năm 2015 là phải đảm bảo khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, không để xảy ra các ổ dịch lớn như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… góp phần ổn định giá cả thị trường và phát triển chăn nuôi.
Quan trọng nhất là phải tiếp tục chủ động giám sát dịch bệnh, phòng chống và ngăn chặn từ xa các dịch bệnh nguy hiểm, nhất là dịch bệnh của động vật trên cạn lây lan sang người.
Đồng thời, ngành Thú y phải đặt mục tiêu năm 2015 giảm các ổ dịch gia súc gia cầm và thủy sản so với 2014.
Thị trường đầu ra tốt, giám sát dịch hiệu quả và hướng dẫn quy trình chăn nuôi an toàn cho người chăn nuôi là mục tiêu của ngành nông nghiệp trong năm nay.
Related news

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.

Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.

Lâm Đồng trong những năm qua là địa phương có nhiều cố gắng trong trồng rừng phân tán và cây phân tán nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như mong muốn.

Nếu như gà ta thời điểm trước có giá 90-100 ngàn đồng/kg, giờ đã giảm xuống còn 65-70 ngàn đồng /kg; gà lông màu trước đây 55-60 ngàn đồng/kg, giờ chỉ còn 35 -39 ngàn đồng/kg; gà công nghiệp có giá 50-55 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn 30 -35 ngàn đồng/kg.

Để giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm gia cầm, đồng thời chuẩn bị sẵn nguồn sản phẩm này sau khi hết dịch CGC, TP.HCM đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tạm trữ sản phẩm gia cầm. Nhờ đó, giá gà, giá trứng ở Đông Nam bộ (ĐNB) sau khi bị giảm sâu đã bắt đầu tăng trở lại.