Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi

Bộ trưởng Bộ Y tế giải trình về chất tạo nạc trong chăn nuôi
Publish date: Wednesday. November 4th, 2015

Bộ trưởng Tiến cho biết, bà cũng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các ĐBQH đã phát biểu về chất cấm, kháng sinh tồn dư không được phép ở trong các sản phẩm nông sản, trong sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến 

Về chất Sabutamon, theo Bộ trưởng Tiến ấy là những dược phẩm rất cần thiết để điều trị cho người, nhưng quy trình về quản lý các dược phẩm này khá chặt chẽ từ nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất kinh doanh, phân phối sử dụng đều theo đơn.

Trong quá trình sử dụng  các nhà nhập khẩu đều có báo cáo theo hóa đơn và các hợp đồng.

Theo Bộ trưởng Tiến, thông tin ngành y tế cho nhập khẩu 65 tấn sabutamon, thông tin này là không chính xác vì chỉ cho nhập khẩu 3,5 tấn.

Bộ trưởng Tiến cho rằng, có khả năng thương lái hoặc doanh nghiệp mua các thành phẩm của các hiệu thuốc nghiền ra để cho vào thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế lại cho rằng việc này cũng khó, bởi lẽ quy trình sản xuất thì được quản lý chặt, giá thành mua các thành phẩm đó rất cao.

Quay trở lại vấn đề, theo Bộ trưởng Tiến, nguyên nhân ở đây là người chăn nuôi muốn có lợi nhuận, đạo đức kinh doanh không được coi trọng nên cho những chất cấm vào thức ăn của gia súc.

"Qua phối hợp với Bộ NNPTNN điều tra thấy thương lái ép buộc người dân nếu muốn bán sản phẩm chăn nuôi giá thành cao thì phải cho chất tạo nạc.

Các chất cấm đó thì tăng năng suất" - Bộ trưởng Tiến nói.

Bộ trưởng Tiến cho biết thêm, Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ về cho thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm đến tận huyện, xã.

Tiền phạt đó theo quy định sẽ cho phép huyện, xã giữ lại để thực hiện công tác thanh tra.

Mô hình quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ trưởng Tiến còn khó khăn, mặc dù đã ban hành luật, có nghị định hướng dẫn thi hành, có quy định để xử phạt, có thông tư để phân công các bộ ngành, địa phương.

Nhưng đúng như các ĐBQH nói, việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm còn khó khăn.

Việc mất an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân về trước mắt cũng như lâu dài mà còn ảnh hưởng đến kinh tế khi những sản phẩm xuất khẩu gặp khó khăn.

Bộ trưởng Tiến đề xuất tăng cường công tác thanh kiểm tra và tổ chức các đợt chiến dịch thanh kiểm tra quyết liệt từ liên ngành đến các địa phương.

Bộ trưởng Tiến cho biết, qua đợt thanh kiểm tra dịp Tết Trung thu cũng như đợt kiểm tra thời gian Tết Nguyên đán số mẫu kiểm nghiệm trên thực tế được lấy một cách ngẫu nhiên qua hệ thống thanh tra liên ngành từ TƯ đến địa phương thấy số mẫu vi phạm thời gian qua đã giảm từ 10 - 30% trên các mặt hàng nông sản, thực phẩm.

"Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề lớn, chính vì thế mong Quốc hội, Chính phủ và các địa phương phối hợp và trong thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất các chính sách, kể cả về bộ máy" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.


Related news

Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Friday. July 10th, 2015
Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Friday. July 10th, 2015
Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Friday. July 10th, 2015
Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ASC

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

Friday. July 10th, 2015
ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.

Friday. July 10th, 2015