Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm, Long Móng Và Cúm Gia Cầm
Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.
Trong đó, huyện Như Xuân có 114 con; huyện Thạch Thành 63 con. Ngoài ra, tại thôn Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) cũng đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm làm 215 con gia cầm mắc bệnh và 490 con gia cầm phải tiêu hủy. Ngay khi phát hiện các ổ bệnh,
Chi cục Thú y đã phối hợp với ngành chức năng của 2 huyện Như Xuân, Thạch Thành và TP Thanh Hóa thực hiện tiêm phòng, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, bao vây ổ bệnh tại các hộ có trâu, bò, gia cầm bị nhiễm bệnh; đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Trước những diễn biến của dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Theo đó, chính quyền địa phương phân công lực lượng; tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, gia đình nhằm phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác các ổ dịch, bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp.
Đồng thời, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ đối với việc vận chuyển, tiêu thụ gia súc, gia cầm, đặc biệt, gia súc, gia cầm đưa từ các địa phương ngoài vào địa bàn tỉnh. Thực hiện thường xuyên vệ sinh môi trường, chuồng trại, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, vùng có nguy cơ dịch bệnh cao, nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh...
Related news
Cứ mỗi sáng, các hộ nuôi tôm kẹt ở sông Chà Và, xã Long Sơn (TP. Vũng Tàu) phải vớt bỏ tôm chết, người ít thì vài ba ký, người nhiều cả chục ký. Với giá tôm trung bình 800 ngàn/kg, giá trị thiệt hại ước tính từ vài triệu đến gần chục triệu đồng/ngày. Đó là những gì mà các hộ nuôi tôm lồng bè trên sông Chà Và hứng chịu từ tháng bảy âm lịch đến nay.
Ốc mút - như tên dân dã của nó - vốn chẳng phải là loại đặc sản cao cấp gì. Thế nhưng thời gian gần đây, ốc mút lại đang lên “cơn sốt” ở một số huyện miền Đông như Đầm Hà, Hải Hà (Quảng Ninh)... Người ta đổ xô đi bắt ốc mút để bán cho các thương lái Trung Quốc. Mặc dù hỏi chính các chủ buôn là thu mua ốc mút về làm gì thì ai cũng lắc đầu: Không biết!...
Trong tháng 1, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản, ngư dân mạnh dạn đầu tư ngư lưới cụ và máy có công suất lớn, các đội tàu đánh bắt xa bờ tích cực ra khơi và có những chuyến ra khơi đánh bắt được mùa bội thu. Sản lượng khai thác biển trong tháng 1 ước đạt 16.000 tấn, tăng 18,52% so với cùng kỳ.
Tổng sản lượng thủy sản 177.900 tấn (đạt 103,06% kế hoạch), tăng 23.368 tấn so với năm 2013, trong đó, sản lượng nuôi 99.550 tấn, tăng 18.284 tấn (đạt 102,79% kế hoạch), sản lượng khai thác 78.390 tấn, tăng 5.083 tấn (đạt 103,42% kế hoạch). Đây là điều kiện thuận lợi để năm 2015 tiếp tục phát huy kết quả đạt được và tận dụng, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.