Giống Lúa OM121 Được Bình Chọn Triển Vọng Nhất Trong Vụ Đông Xuân 2013-2014

Ngày 21-2, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 với sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), các Trung tâm giống, một số công ty chuyên cung ứng giống, cùng nông dân các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất giống lúa ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ…
Theo Viện Lúa ĐBSCL, năm 2013, qua kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Viện Lúa và các tỉnh ĐBSCL đã xác định được 15 giống lúa triển vọng cho vùng. Đối với kết quả phân tích tính thích nghi và ổn định của các giống lúa ở các tỉnh phía Nam đã xác định được 20 giống lúa có năng suất cao, ổn định và thích nghi rộng. Năm 2013, Viện Lúa ĐBSCL đã được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức 1 giống mới (OM8232) và 6 giống sản xuất thử.
Đầu năm 2014, Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp xét công nhận giống chính thức cho 3 giống lúa OM4488, OM6677, OM7348 và 7 giống sản xuất thử. Từ kết quả đánh giá các bộ giống khảo nghiệm của Viện đã xác định được 26 giống triển vọng và đưa vào bộ khảo nghiệm quốc gia.
Dịp này Viện Lúa ĐBSCL đã tổ chức cho các đại biểu trực tiếp đánh giá giống lúa tại khu thí nghiệm. Qua kết quả khảo sát và đánh giá từ 56 giống lúa vụ đông xuân 2013-2014 được trồng trong khu thí nghiệm đã chọn ra được 9 giống lúa triển vọng, đứng đầu là giống OM121 (chiếm tỷ lệ 43,7% số phiếu bình chọn) cùng các giống OM36, OM221, OM20, OM10424, OM6976, OM9586, OM9918, OM4900.
Việc đánh giá và tuyển chọn ra các giống triển vọng sẽ là cơ sở để Viện Lúa liên kết với các địa phương triển khai trồng khảo nghiệm ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau nhằm kiểm tra tính thích nghi của các giống lúa, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu giống cho nông dân sản xuất.
Related news

Cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang) không chỉ nổi tiếng trong tỉnh mà còn nổi tiếng cả nước. Năm 2013 cam sành Hàm Yên đã được vinh danh và lọt vào Top 10 loại trái cây bậc nhất Việt Nam. Để giữ vững thương hiệu cam sành Hàm Yên, toàn huyện đã và đang có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hơn 10 năm qua, cây ca cao có bước phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người nông dân. Song, cũng như các loại cây trồng khác, việc phát triển trong giai đoạn đầu trải qua không ít khó khăn, cần rút kinh nghiệm, tìm giải pháp phát triển bền vững cây trồng này trong thời gian tới.

Ông Phạm Văn Hoàng, Chi hội trưởng Chi Hội nông dân khu phố 3, phường Tân Định, TX.Bến Cát (Bình Dương) cho biết, nghề nuôi chim cút tại khu phố phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, khu phố đã thành lập Tổ chăn nuôi chim cút và nhận được sự hưởng ứng của các hộ chăn nuôi.

Sáng qua (8/9), tại Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm Cu Ba – bà Maria Del Carmen Concepcion Gonzalez, nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bên cạnh cây cao su, hiện nay người dân xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) đang chú trọng vào lĩnh vực chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Những mô hình chăn nuôi gà bằng trại lạnh, nuôi heo giống mới... đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.