Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích cây cao su là 120.000 ha nhưng đến nay chỉ đạt 102.900 ha.
Thời gian vừa qua, giá cao su giảm nên một số hộ trồng cao su tiểu điền đã phá bỏ hơn 768 ha (tập trung ở các huyện Đak Đoa, Chư Prông, Chư Pah, Ia Grai, Đức Cơ) để chuyển đổi sang trồng mì, tiêu, cà phê… Một số doanh nghiệp đã phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.
Related news

Không chỉ “hạ nốc ao” trái cây Việt ngay trên sân nhà, trái cây Thái Lan còn chiếm luôn thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

Ngày 30-9, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Bộ NN & PTNT đã tổ chức hội thảo “Báo cáo rà soát của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế về chính sách nông nghiệp Việt Nam”.
Ngày 30/9, tại TP.HCM, Bộ Kế hoạch đầu tư đã tổ chức Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững”.

Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2015 dự đoán tăng lên 45 triệu tấn, tăng 0,3% so với năm trước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Chính phủ Malaysia đặt mục tiêu hoàn toàn tự túc lúa gạo vào năm 2020, Reuters trích dẫn nguồn tin địa phương cho biết.