Nơi Đồng Vốn Sinh Sôi

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.
Đặc biệt, là các chương trình hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, đầu tư sản xuất, kinh doanh đã thực sự trở thành điểm tựa giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế.
Nhằm hỗ trợ nông dân có nguồn vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, Ngân hàng No&PTNT huyện luôn bám sát nội dung, nhu cầu vay vốn của người dân.
Cùng với đó, chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm theo hướng mở rộng đầu tư tăng trưởng tín dụng, tăng cường huy động vốn cho người dân vay để phát triển kinh tế gia đình. Trong 8 tháng đầu năm, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì đã giải quyết cho 716 hộ vay vốn, tổng dư nợ đạt trên 70 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, để thuận tiện trong việc giúp người người dân tiếp cận được nguồn vốn, Chi nhánh đã chủ động phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các tổ chức đoàn thể, thành lập các tổ vay vốn, nhằm chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến với hộ, cá nhân trên địa bàn huyện.
Nếu như trước đây người nông dân rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay của Ngân hàng thì nay việc vay vốn khá đơn giản và thuận tiện. Nhờ vậy, đã tạo cho khách hàng niềm tin, sự hài lòng khi giao dịch và lựa chọn sử dụng dịch vụ của Ngân hàng No&PTNT huyện.
Việc Ngân hàng NN&PTNT huyện Hoàng Su Phì thực hiện nhiều chính sách đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nên từ nguồn vốn vay của ngân hàng mà nhiều gia đình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Gia đình anh Trần Văn Ảnh, khu phố 4, thị trấn Vinh Quang là một trong những hộ làm giàu từ chính đồng vốn của ngân hàng.
Từ năm 2003 đến nay, gia đình anh đã vay trên 120 triệu đồng để mở cửa hàng kinh doanh tổng hợp, bao gồm quần áo, sắt, sơn, đồ rèn... Anh chia sẻ: Nhờ được vay vốn của Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện đã giúp gia đình anh có thêm điều kiện để mở rộng kinh doanh.
Hiện tại, công việc kinh doanh của anh rất thuận lợi, thu nhập bình quân mỗi năm đạt gần 100 triệu đồng. Nếu không có nguồn vốn vay đó, gia đình anh sẽ không được như ngày hôm nay. Còn gia đình chị Vương Thị Hương, khu phố I, thị trấn Vinh Quang lại khó khăn về nguồn vốn để đầu tư làm chuồng trại, mua con giống để phát triển chăn nuôi.
Tháng 7 vừa qua, chị đã bàn với gia đình mạnh dạn vay 40 triệu đồng với lãi xuất 0,8% để mua 6 con lợn giống, mua cám và gạo để nấu thêm rượu. Chị Hương cho biết: Mỗi ngày gia đình chị cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn từ 40 – 50 lít rượu, còn bỗng rượu chị tận dụng làm thức ăn cho đàn lợn.
Hiện nay, đàn lợn của gia đình chị phát triển tốt; chị nhẩm tính từ giờ đến cuối năm, khi bán đàn lợn cùng với tiền bán rượu hàng ngày không chỉ giúp chị trả được hết số tiền vay của ngân hàng mà còn để ra một khoản tiền nhất định tiếp tục đầu tư cho lứa lợn sau.
Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Giám đốc Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì cho biết: Để tạo điều kiện giúp người nông dân được tiếp cận với nguồn vốn vay một cách đơn giản và thuận tiện, với quan điểm tất cả vì khách hàng, do vậy thủ tục vay ngân hàng đã đơn giản, nhanh gọn hơn, không gây phiền hà cho khách hàng. Người vay dù là thành phần kinh tế nào cũng đều được đánh giá cao không chỉ là bạn hàng mà còn là đối tác của ngân hàng.
Cũng theo anh Tiến, từ giờ đến cuối năm, nhu cầu vay của người dân sẽ tăng cao. Để tránh tình trạng thiếu vốn, Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì đã chuẩn bị mọi phương án nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Có thể nói, nhờ được hỗ trợ vay vốn của ngân hàng mà nhiều hộ dân có điều kiện vươn lên thoát nghèo. Đây cũng chính là điều kiện để Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì tiếp tục phục vụ tốt nhân dân và là cơ hội để các hộ sản xuất, kinh doanh vay vốn để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.
Related news

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với tỉnh Quảng Ngãi thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại huyện miền núi Sơn Tây. Mô hình do Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây thực hiện và được kỳ vọng sẽ mở ra triển vọng về một giống vật nuôi mới mang lại nhiều thay đổi hữu ích cho cuộc sống người dân.

Chỉ vào đàn heo sữa 14 con vừa được 32 ngày tuổi, bà Nguyễn Thị Xanh ở xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành) cho biết: “Mấy hôm nay thương lái cứ ra vào ngắm heo, rồi hỏi mua với giá 750.000 đồng/con nhưng tôi chưa chịu bán. Tôi tính để thêm một tuần nữa, thế nào nó cũng được trên 800 ngàn đồng/con”.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 50 làng nghề và ngành nghề sản xuất tập trung, trong đó có 10 làng nghề và ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận. Một số sản phẩm như nước mắm, chè vằng, tiêu Cùa, rượu Kim Long… đã có thương hiệu thu hút được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 6.800 lao động làm việc trong các làng nghề và ngành nghề tập trung mỗi năm tạo ra giá trị sản phẩm hàng trăm tỷ đồng.