Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía

Làm Cánh Đồng Mẫu Lớn Cho Cây Mía
Publish date: Tuesday. September 23rd, 2014

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Đây là một trong những dự án được UBND tỉnh quan tâm thuộc chương trình xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nhằm tạo sức cạnh tranh cho ngành mía đường trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

* Liên kết để giảm giá thành

Dự án xây dựng cánh đồng mẫu lớn với cây mía được cả doanh nghiệp và nông dân quan tâm. Ông Bùi Văn Lang, Tổng giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết: “Năng lực chế biến mía cây của nhà máy đạt khoảng 375 ngàn tấn/vụ. Vụ sản xuất 2014-2015, sản lượng mía nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chỉ ở khoảng 190 ngàn tấn, khoảng 51% công suất ép của nhà máy”.

Nhà máy luôn trong tình trạng hoạt động không hết công suất, khấu hao máy móc cao khiến sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh về giá trong giai đoạn ngành mía đường đang khủng hoảng thừa như hiện nay. Theo báo cáo của Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, một trong những khó khăn không nhỏ của đơn vị là diện tích mía do nhà máy đầu tư còn phân tán. Trong đó, mía trồng tại các khu vực ngoại tỉnh chiếm khoảng 35% sản lượng mía cung cấp cho nhà máy.

Cách sản xuất manh mún, nhỏ lẻ này gây nhiều bất lợi cho năng suất, chất lượng mía. Cụ thể, giống mía trồng chưa được thay đổi và phù hợp vùng, miền; việc thực hiện các giải pháp đồng bộ về cơ giới, thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng kém hiệu quả. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao là gánh nặng không nhỏ. Vì vậy, xây dựng vùng nguyên liệu mía gần nhà máy chế biến theo hướng chuyên canh, ứng dụng cơ giới... là lời giải cho bài toán khó khăn này.

Ông Nguyễn Công Châu, xã viên của Hợp tác xã sản xuất mía và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Tôi đã gắn bó với Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An từ thời gian đầu đến nay. Tuy tôi có diện tích mía rộng khoảng 20 hécta nhưng vẫn sản xuất theo hướng thủ công truyền thống vì còn gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng cơ giới vào sản xuất.

Tôi mong nhà máy có những giải pháp linh động hơn về đầu tư cho nông dân trong việc cung cấp giống, phân, thuốc... Điều lo lắng không nhỏ của nông dân là tuy liên kết với nhà máy chế biến trong khâu tiêu thụ, nhưng mọi rủi ro đều do nông dân gánh vác”.

Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất mía và dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Hiếu Liêm, nhận xét: “Ngay cả một số xã viên của hợp tác xã cũng đang trồng tràm trên diện tích quy hoạch đất mía. Thiếu diện tích đất tập trung để chuyên canh cây mía là một trong những khó khăn lớn để hình thành các cánh đồng mẫu lớn”.

Ông Phan Biên, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Vĩnh Cửu, cũng cho rằng đang xảy ra tình trạng đất quy hoạch để phát triển cây mía bị bỏ hoang hoặc thay thế bằng cây trồng khác vì lợi nhuận từ cây mía chưa thuyết phục nông dân. Việc liên kết doanh nghiệp - nông dân trước đây đã hình thành nhưng trong thực tế vẫn mạnh ai nấy làm. Vấn đề là cần thay đổi ý thức ở cả doanh nghiệp và nông dân trong hợp tác”.

* Cần hỗ trợ thêm

Cũng theo ông Phan Biên, lợi nhuận của nông dân trồng mía đang “rải hết dọc đường” trong quá trình chở mía từ ruộng về nhà máy vì hạn chế của phương tiện vận chuyển. Ngoài ra, để cây mía có thêm lợi thế cạnh tranh rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng: đường, điện, thủy lợi... Trong xây dựng chuỗi liên kết cần tính đến sự cân bằng về lợi ích giữa các bên.

Theo ông Đỗ Hải, một trong những khách hàng lớn cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, so sánh việc trồng mía chuyên canh với quy mô lớn, ứng dụng cơ giới hóa có thể giảm được 50% chi phí sản xuất so với hiện nay. “Không ai giỏi trồng mía bằng nông dân. Khả năng nắm bắt kỹ thuật và ứng dụng cơ giới hóa của nông dân nước ta không thua gì các nước trên thế giới.

Thực tế, nhiều nông dân trồng mía của ta đã xây dựng được những cánh đồng lớn với quy mô hàng trăm hécta. Vấn đề là họ cần sự hỗ trợ về mặt cơ chế, chính sách, như: gỡ khó về vấn đề vận chuyển, về đồng vốn...” - ông Hải nói.


Related news

Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm Triển Vọng Mới Cho Nghề Nuôi Tôm

Năm 2012 là năm khó khăn cho nghề nuôi tôm sú ở Cà Mau. Không chỉ dịch bệnh tràn lan mà giá cả bấp bênh, môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng… Trước những yếu tố bất lợi đó, những chủ trương, giải pháp mới đã kịp thời tháo gỡ khó khăn. Cùng với nhiều sáng kiến của người dân đã đưa nghề nuôi tôm bước sang giai đoạn mới.

Monday. June 24th, 2013
Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2 Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.

Monday. June 24th, 2013
Đổi Thay Từ Xây Dựng Nông Thôn Mới Đổi Thay Từ Xây Dựng Nông Thôn Mới

Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới, ý thức của các ngành, các cấp và nhân dân huyện Trần Văn Thời từng bước được nâng lên. Đến nay, có 11/11 xã phê duyệt xong đồ án quy hoạch, có 3 xã đạt trên 5 tiêu chí, 2 xã đạt 4 tiêu chí, số còn lại đều đạt 3 tiêu chí.

Monday. June 24th, 2013
Đưa Trung Tâm Lợn Giống Chất Lượng Cao Phú Lộc Vào Hoạt Động Đưa Trung Tâm Lợn Giống Chất Lượng Cao Phú Lộc Vào Hoạt Động

Sáng ngày 23/6, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại (Mitraco) Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành Trung tâm lợn giống chất lượng cao Phú Lộc - Can Lộc. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đến dự.

Monday. June 24th, 2013
Chuyển Biến Từ Cách Nghĩ, Cách Làm Chuyển Biến Từ Cách Nghĩ, Cách Làm

Từ đơn vị xã khó khăn sau chia tách, Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi ngày nay đã và đang hoàn thành nhiều tiêu chí kinh tế, xã hội quan trọng, đời sống nhân dân dần ổn định.

Monday. June 24th, 2013