Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đáp ứng nhu cầu giống cho thị trường
Nghiên cứu, chuyển giao nhiều đề tài
Ông Trương Hà Phương - Giám đốc Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) cho biết: “Thời gian qua, nhiều nghiên cứu khoa học của đơn vị tập trung vào các đối tượng nuôi biển. Từ ngày thành lập đến nay, trung tâm đã triển khai 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Đối tượng nuôi biển chúng tôi đang tập trung nghiên cứu đều có công nghệ sản xuất giống...
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu từ đề tài sinh sản nhân tạo cá chẻm, cua xanh đã được đưa vào sản xuất và chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp (DN) ở các địa phương”. Được biết, nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở đã được trung tâm nghiên cứu như: Chuyển đổi giới tính cá mú chấm cam, ứng dụng của vi sinh trong ương nuôi cá mú chấm cam và cá chẻm, ương nuôi cá chẻm ngoài ao đìa, ảnh hưởng của vitamin C đến tỷ lệ dị hình cá chẻm, đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo cá nhồng vàng, sản xuất giống cá song da báo, sản xuất giống cá thia đồng tiền 3 chấm, nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng...
Cùng với việc thực hiện các đề tài, dự án khoa học, hoạt động chuyển giao kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cũng được trung tâm chú trọng. Đặc biệt, trung tâm đã thành công trong việc chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chẻm cho các DN, đơn vị trong cả nước như: DN Tư nhân Hải Tuấn (tỉnh Ninh Bình), Trung tâm Giống thủy sản Bến Tre (tỉnh Bến Tre), Công ty TNHH An Hải (tỉnh Phú Yên), Công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long (tỉnh Thái Bình)...
Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học (Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung), cá chẻm là loài có giá trị kinh tế cao, có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nuôi nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Chính vì vậy, cá chẻm được xác định là đối tượng nuôi quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi cá nước mặn, nước lợ ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. “Trong chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chẻm cho các đơn vị, trung tâm chú trọng việc chuyển giao các kỹ thuật: tuyển chọn và nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ; tuyển chọn cá bố mẹ và cho đẻ; thu và ấp trứng; nuôi thức ăn tươi sống cho cá giống; chăm sóc và quản lý cá giống; thu hoạch và vận chuyển cá giống...”, ông Dũng nói.
Sản xuất con giống nhiều đối tượng nuôi
Để đáp ứng nguồn giống phục vụ cho nhu cầu nuôi các loài hải sản của người dân, trung tâm đã đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh. Những năm qua, trung tâm đã tập trung sản xuất giống nhiều đối tượng nuôi biển như: cá chẻm, cá mú chấm cam, cá song da báo, cá bớp, tôm thẻ, ốc hương, cua biển... Cụ thể, trung tâm đã sản xuất hơn 3 triệu con giống cá chẻm; hơn 100.000 con giống cá mú chấm cam; 5.000 con giống cá song da báo; cá bớp, cá chim vây vàng, cá mú cọp khoảng 10.000 con... Mỗi năm, trung tâm còn sản xuất 30 - 40 triệu con giống tôm thẻ chân trắng, 1 triệu con giống ốc hương, 1 triệu con giống cua biển... để cung cấp cho người nuôi.
Trong định hướng phát triển của mình, trung tâm tiếp tục chú trọng việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế sản xuất. Ông Trương Hà Phương cho biết: “Thời gian tới, trung tâm sẽ hướng đến một số nghiên cứu quan trọng về các đối tượng nuôi biển. Trong đó, tập trung nghiên cứu các quy trình công nghệ sản xuất giống cá biển có giá trị kinh tế cao để phục vụ cho nuôi thương phẩm; nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống và cá bố mẹ. Bên cạnh đó, nghiên cứu các loại vắc xin để phục vụ cho nuôi thủy sản, nhất là cá biển; nghiên cứu dinh dưỡng cho các đối tượng nuôi biển...”.
Tiến sĩ Nguyễn Việt Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III nhìn nhận: Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi biển cũng như cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho trung tâm, mới đây, Viện đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để hoàn thiện hệ thống cung cấp nước ngọt. Với yêu cầu phát triển hiện nay, đòi hỏi có sự đổi mới về cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực cho trung tâm. Để đạt được điều này, bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản.
Related news
Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…
Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.
Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.
Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…
Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.