Cà Mau thả con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Theo đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau mua và vận động một số công ty, cơ sở chuyên sản xuất con giống thủy sản chất lượng thả hơn 20.000 con cá, gần 15.000 con cua và hơn 7 triệu con tôm giống. Các điểm thả con giống thủy sản gồm: Cửa biển Ông Trang, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, bãi biển Đá Bạc, thị trấn Sông Đốc và Đầm Thị Tường.
Đây là 5 địa điểm mà trong thời gian qua nguồn lợi thủy sản nước mặn chịu sự ảnh hưởng rất lớn do bị tập trung khai thác, đánh bắt quá mức.
Trong đợt 2 năm 2015, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau sẽ tiến hành thả con giống thủy sản nước ngọt tại những khu trọng điểm của tỉnh, trong đó tập trung các huyện gồm: U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời.
Related news

Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp vừa kết hợp với UBND xã Bình Hàng Trung tổ chức hội thảo mô hình canh tác mè trên nền đất lúa.

Vài năm trở lại đây, ở Tiền Giang, tình hình dịch bệnh trên tôm sú nuôi quảng canh cải tiến ngày càng diễn biến phức tạp, trong khi đó các biện pháp kiểm soát chất lượng môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh đối với mô hình này dường như không có hiệu quả. Vậy mà, hiện nay bà con nuôi tôm quảng canh cải tiến vẫn còn xem nhẹ vấn đề chất lượng con giống khi chỉ mua loại tôm sú giống được xem là dành riêng cho hình thức nuôi này với giá chỉ bằng 40% so với tôm giống thả nuôi thâm canh, bán thâm canh. Đây chính là mầm móng dễ xảy ra dịch, bệnh báo động.

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.