Nghề Nuôi Ngựa Bạch Ở Khuôn Kén

Từ năm 2009 đến nay, nhiều hộ dân ở Khuôn Kén - thôn xa và khó khăn nhất của xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tư chăn nuôi ngựa bạch mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau nhiều năm nghèo khó, gia đình bà Hoàng Thị Lá, dân tộc Nùng, thôn Khuôn Kén đã chọn chăn nuôi ngựa bạch để phát triển kinh tế. Ban đầu (năm 2000), bà đầu tư mua hai con ngựa cái về nuôi. Nhờ diện tích đồng cỏ, đồi rừng rộng, việc chăn nuôi khá thuận lợi. Đàn ngựa của gia đình bà phát triển nhanh, có thời điểm lên đến 30 con. Từ năm 2011 đến nay, gia đình bà Lá luôn duy trì đàn ngựa bạch với 16 con bố mẹ, trong đó có 14 con cái.
Dẫn chúng tôi đi thăm đàn ngựa đang chăn thả trên cánh đồng gần nhà, bà Lá cho biết: Nuôi ngựa bạch khá dễ, sáng thả ngựa ra đồng ăn cỏ, chiều lùa về nhà cho ăn thêm thóc hoặc ngô. “Vừa rồi, gia đình tôi xuất bán 10 con ngựa bạch 5 tháng tuổi được 160 triệu đồng”- bà Lá phấn khởi.
Từ hiệu quả mô hình chăn nuôi của gia đình bà Lá, nhiều hộ ở khu Suối Am cũng mạnh dạn vay vốn nuôi ngựa bạch. Để khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi, cấp ủy, Ban quản lý cùng với các đoàn thể thôn Khuôn Kén đã phối hợp với cấp trên tạo điều kiện cho người dân tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi ngựa ở xã, huyện. Vì thế, số hộ nuôi ngựa ngày một nhiều, đàn ngựa tăng nhanh. Đến nay 131/165 hộ trong thôn đầu tư nuôi ngựa bạch, với tổng đàn lên tới hàng trăm con.
Với cương vị Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khuôn Kén, ngoài tuyên truyền vận động người dân, anh Hoàng Văn Trường cũng đầu tư 35 triệu đồng mua hai con ngựa về nuôi. Hiện đàn ngựa gia đình anh đã có 6 con, trị giá hơn 200 triệu đồng.
Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình nuôi ngựa tại Khuôn Kén, đồng chí Hoàng Văn Chăm, Thường trực Đảng ủy xã Tân Sơn khẳng định: “Nhân dân thôn Khuôn Kén đầu tư chăn nuôi ngựa bạch là hướng đi mới trong phát triển kinh tế mang lại hiệu quả cao. Đảng ủy xã Tân Sơn đang chỉ đạo nhân rộng mô hình này ra toàn xã”.
Nguồn bài viết: http://baobacgiang.com.vn/bg/kinh-te/134893/nghe-nuoi-ngua-bach-o-khuon-ken.html
Related news

Đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng bệnh phát sinh thành dịch trên đàn gia súc, gia cầm do bà con nông dân đã chủ động tiêm phòng các loại bệnh dễ bị lây nhiễm cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn còn thường xuyên tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm...

Hiện nay, nuôi trăn thương phẩm đang là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi ưu điểm là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao.

Vừa qua, UBND huyện Quang Bình tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Đến dự có các đồng chí: Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy; Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; lãnh đạo Thường trực Huyện ủy, UBND, HĐND; UBND 15 xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị của huyện.

Huyện Phụng Hiệp là vùng trồng mía nguyên liệu trọng điểm của tỉnh, chiếm hơn 2/3 diện tích mía toàn tỉnh. Nhưng do địa hình trũng thấp nên hàng năm, nông dân ở đây phải lo thu hoạch mía chạy lũ mỗi khi mùa nước nổi đổ về. Đây cũng chính là lý do khiến nông dân không thể áp dụng một số giải pháp để hạ giá thành sản xuất, điển hình là mô hình trồng mía lưu gốc.

Theo nhiều nhà vườn trồng dừa tại tỉnh Bến Tre cho biết, cây dừa là cây trồng ít sâu bệnh nhưng thời gian gần đây đã có nhiều đối tượng dịch hại tấn công và ngày càng phát triển mạnh như: bọ vòi voi, bọ cánh cứng, sâu đục trái,… và mới nhất là loài côn trùng lạ gây chết cả cây dừa.