Đức, Mỹ Tiêu Thụ Cà Phê Việt Nam Nhiều Nhất

Tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).
Đức, Mỹ vẫn là hai thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất với thị phần lần lượt là 14% và 10%. Tây Ban Nha, Bỉ, Nhật Bản, Nga… tiếp tục là thị trường xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng lớn của Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong ngành cà phê, niên vụ 2013-2014 đã chứng kiến những đợt rớt giá thảm hại của cà phê trong nước, có lúc giá chỉ còn 30.700 đồng/kg. Tuy nhiên, đến những tháng cuối năm giá cà phê đã tăng trở lại và dự báo sẽ ổn định trong năm 2015 khi nguồn cung từ thị trường cà phê lớn nhất Brazil có sự giảm sút. Dự báo giá cà phê sẽ ở mức trên 40.000 đồng/kg, giá xuất khẩu sẽ trên 2.000 USD/tấn.
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/duc-my-tieu-thu-ca-phe-viet-nam-nhieu-nhat-2014120608073993010ca52.chn
Related news

Vụ chiêm 2014 thành phố Điện Biên Phủ gieo cấy gần 500ha lúa, tập trung ở các xã, phường như: Tà Lèng, Thanh Minh, Him Lam, Nam Thanh và Thanh Trường.

Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, Việt Nam đã xuất sang Malaysia khoảng 465,977 tấn gạo, giảm 39% so với 764,692 tấn được xuất trong năm 2012.

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đang gặp nhiều khó khăn do khan hiếm con giống. Trong khi đó, tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào việc khai thác ngoài tự nhiên.

Trong khi vải miền Bắc thừa ứ thì các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP.HCM, loại quả này cũng dày đặt từ các sạp trái cây ở chợ, siêu thị cho đến lề đường.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua con banh lông với giá cao nên một bộ phận ngư dân đã đầu tư nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ khai thác con banh lông; tuy nhiên việc thu mua sản phẩm của thương lái nước ngoài rất bấp bênh, giá cả không ổn định, nguy cơ rủi ro cao.