Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất vụ hè thu ở Ninh Hòa tiếp tục gặp khó khăn do nắng hạn

Sản xuất vụ hè thu ở Ninh Hòa tiếp tục gặp khó khăn do nắng hạn
Publish date: Wednesday. July 22nd, 2015

Trước tình hình đó, để đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu hiệu quả, thị xã đã đưa ra nhiều giải pháp để bà con bước vào vụ sản xuất. Đồng thời, khuyến cáo các địa phương phải chủ động có phương án thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số vùng có khả năng cung cấp nước tưới. Nhưng, đến nay, công tác chuyển đổi là cực kỳ khó khăn.

Những diện tích trồng rau màu hiếm hoi, được bà con tiếp tục sản xuất trong vụ Hè Thu. Để có nước tưới, bà con trong vùng phải sử dụng nhiều biện pháp, từ việc khoan giếng, bơm chuyền nước từ ngoài sông vào phục vụ cây trồng. Tuy nhiên, lượng nước ngày một ít, khiến bà con cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất. Theo đánh giá của phòng Kinh tế thị xã, lượng nước tại các hồ chứa, sông suối trên địa bàn đang ở mức rất thấp trong nhiều năm qua. Và khả năng cung ứng cho sản xuất nông nghiệp là rất ít.

Ông Nguyễn Tiến – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ninh Hòa cho biết đối với vụ Hè thu, Công ty khai thác thủy lợi Bắc Khánh Hoà dự báo tình hình các đập dâng không đủ cung cấp, chủ yếu ưu tiên phục vụ nước sinh hoạt và chăn nuôi.

Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nước, khiến hoạt động sản xuất của bà con chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong vụ Hè Thu, toàn thị xã chỉ sản xuất được hơn 2580 ha trong tổng số 8.300 ha. Tất cả các diện tích đã gieo sạ xong, nhưng do thiếu nước dẫn đến 340 ha lúa bị khô và 41 ha lúa khác đang chị cháy. Như vậy, hiện cả thị xã đang có hơn 5.719 ha đang bỏ hoang. Thiệt hại do nắng hạn gây ra trong vụ Hè Thu đối với bà con ở Ninh Hòa là rất lớn. Với tình hình nắng hạn ngày một khốc liệt, yêu cầu đặt ra là các địa phương phải nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại một số khu vực chủ động được nguồn nước.

Theo dự kiến, trong vụ này, thị xã sẽ chuyển đổi khoảng 600 ha đất lúa sang trồng các loại rau, đậu, bắp. Thế nhưng, kế hoạch này cũng không thực hiện được, do nguồn nước nay đã không còn. Ngay cả một địa phương có điều kiện nguồn nước khá ổn định như xã Ninh Đông, việc vận động bà con chyển đổi cũng không dễ dàng vì chi phí chuyển sang cây trồng khác cao hơn lợi nhuận sau thu hoạch. Ông Trần Hải Đăng – Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Đông cho biết bà con tính toán không có lãi thì không chuyển đổi, chờ mưa bà con mới chuyển đổi.

Hiện nay, hầu hết diện tích sản xuất của người dân ở Ninh Hòa đành phải bỏ hoang trong nắng hạn. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ để vượt qua khó khăn. Song về lâu dài, địa phương cần nghiên cứu, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm. Đây là giải pháp giúp bà con có thể sản xuất trong mùa nắng hạn, nâng cao thu nhập.


Related news

Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam Châu Phi - Miền Đất Hứa Cho Thủy Sản Việt Nam

Tại hầu hết các quốc gia khu vực châu Phi, ngành nuôi trồng thuỷ sản, nhất là cá nước ngọt không phát triển do đó phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trong khi đó, nguồn cung cá tra trong nước dồi dào với mức giá ổn định là điều kiện thuận lợi để các DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này. Thực tế cho thấy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như cá basa, tra, tôm sang thị trường khu vực đã không ngừng tăng trong những năm qua

Friday. May 17th, 2013
Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh) Tắc Đầu Ra Cho Nghêu Ở Xã Phú Hải (Quảng Ninh)

Thời điểm này ở Quảng Ninh, tại khu vực bãi triều thôn Nam, mặc dù đang vào chính vụ thu hoạch nghêu nhưng đến đây chúng tôi thấy chỉ có lác đác một số hộ thu với số lượng nhỏ để bán lẻ tại các chợ, một số hộ khác đang nhặt ngao chết, nghêu quá lứa để tránh tình trạng nghêu chết hàng loạt.

Tuesday. May 21st, 2013
Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại Thu Tiền Tỷ Từ Trang Trại

Hơn 20 năm trước, khi nghề nuôi con đặc sản còn chưa phổ biến, ông Vũ Cao Thăng ở xóm 2, xã Ân Hòa, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã mạnh dạn nuôi ếch da xanh, cá sấu, tắc kè… Và ông đã trở thành tỷ phú được nhiều người biết đến.

Tuesday. May 21st, 2013
Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre) Xóa Nghèo Từ Nuôi Dê Ở Ba Tri (Bến Tre)

Anh Trương Văn Vòm - cán bộ xã là một trong những người có đàn dê khá lớn tại địa phương, khẳng định sau con bò thì con dê đã tham gia xóa nghèo hữu hiệu nhất. Đầu năm 2013, Dự án IFAD cũng quyết định chọn con dê để hỗ trợ cho hộ nghèo của xã làm kinh tế.

Tuesday. May 21st, 2013
Nghề Chăn Nuôi Heo Cần Hỗ Trợ Ở Đồng Tháp Nghề Chăn Nuôi Heo Cần Hỗ Trợ Ở Đồng Tháp

Một năm trôi qua ở Đồng Tháp, nghề chăn nuôi heo phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bài toán về giá cả hiện nay đang khiến họ thêm nặng gánh, giá bán thấp hơn giá thành. Trong khi đó, việc vay vốn ngân hàng cũng không phải dễ dàng...

Tuesday. May 21st, 2013