Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất thành công rau thủy canh theo công nghệ châu Âu

Sản xuất thành công rau thủy canh theo công nghệ châu Âu
Publish date: Wednesday. July 22nd, 2015

Vui buồn chuyến xuất ngoại

Là một trong những nhà vườn xuất sắc trong việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng, cuối năm 2014, bà Phạm Thị Thu Cúc vinh dự được Công ty Rijk Zwaan của Hà Lan (đơn vị chuyên cung cấp hạt giống), mời sang Malaysia tham quan một số mô hình trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu.

Chuyến đi này đã để lại trong bà Cúc nhiều niềm vui và cũng lắm trăn trở, âu lo. Vui là được tiếp cận, làm quen với công nghệ sản xuất rau theo phương pháp mới, cho năng suất, chất lượng vượt trội, mở mang kiến thức. Nhưng với bà, nỗi buồn lại có phần nhiều hơn, vì khi nghĩ về cách sản xuất nông nghiệp ở quê nhà, trong đó có gia đình bà đã quá lạc hậu so với những mô hình mà mấy ngày qua bà được tham quan ở Malaysia.

Được tiếp cận, học hỏi phương pháp sản xuất nông nghiệp mới, tiên tiến, hiện đại nhưng khi biết để sản xuất được rau thủy canh theo công nghệ châu Âu có giá đầu tư không dưới 800 triệu đồng/1.000m2, thì bà Cúc bắt đầu lo lắng nhiều hơn. Không phải vì gia đình bà không đủ tiền để đầu tư mà với giá này, trồng rau muốn có lãi sẽ phải đội giá thành sản phẩm lên cao, trong khi mặt bằng chung của các loại rau thông thường tại Việt Nam rất thấp, bán rau thủy canh với giá cao liệu có được thị trường trong nước chấp nhận? Mô hình này có thể làm được ở Việt Nam hay không? Với suy nghĩ như thế khiến bà Cúc trăn trở, lo lắng trên chuyến bay trở lại Việt Nam.

“Nếu cứ lo thất bại thì chẳng thể nào có ngày thành công. Tôi quyết định tung tiền ra thử một phen. Lợi thế lớn của tôi là đã có nhà kính đạt tiêu chuẩn (trị giá 200 triệu đồng/1.000m2), có hàng chục năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại rau công nghệ cao…”- bà Cúc chia sẻ.

Tháng 10/2014, bà Cúc nâng cấp 1.000m2 nhà kính từ việc nhập các thiết bị của Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ, như ống máng, dây dẫn nước, van khóa, giá thể đựng cây… cùng hạt giống xà lách nhập khẩu, tổng trị giá lô hàng đầu tiên này là 600 triệu đồng vào một cuộc thử nghiệm táo bạo.

Thành công từ thất bại

Lứa rau thủy canh đầu tiên theo công nghệ châu Âu thất bại là tình huống mà bà Cúc đã lường trước được sự việc, đó là vào tháng 3/2015. Trong lứa rau này, gia đình bà Cúc hầu như không thu hoạch được gì vì cây phát triển không đồng đều, chết yểu, nửa còn lại hư hỏng, thiệt hại hơn 100 triệu đồng (tiền giống, điện…). Biết một mình không thể tự mày mò sản xuất rau thủy canh theo công nghệ châu Âu, bà Cúc đã “cầu cứu” phía Công ty Rijk Zwaan. Công ty này sau đó đã cử chuyên gia kỹ thuật qua Việt Nam để hướng dẫn và tư vấn để bà tiếp tục sản xuất.

Lần này, với những kiến thức cơ bản đã tích lũy từ lần thất bại của lứa rau trước, với sự giúp sức của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài, bà Cúc tự tin bước vào gieo trồng lứa rau thủy canh thứ hai. Nhờ gieo trồng đúng kỹ thuật, chăm sóc đúng quy trình, lứa rau tiếp theo của gia đình bà Cúc đã phát triển rất nhanh, cây đồng đều, lá tươi xanh mơn mỡn từ gốc lên ngọn.

Trong 1.000m2 bà Cúc trồng được 25.000 cây rau xà lách. Các dưỡng chất cho cây được cung cấp hòa theo nước chảy luân hồi 24/24 giờ từ nguồn cung của 3 bồn nhựa loại 5.000 lít kết nối với hệ thống máy bơm, máy phát điện dự phòng... Trung bình sau 30 - 35 ngày là có thể thu hoạch. Rau thủy canh thu hoạch tại vườn nhà bà Cúc có trọng lượng mỗi cây trên dưới 200g, 1.000m2 có thể thu 5 tấn mỗi đợt. Ưu điểm của mô hình mà bà Cúc đang làm là tỷ lệ hư hao rất ít, gần như lá nào cũng dùng được do khâu bảo quản tốt và tuyệt nhiên không bị lấm đất. Đặc biệt, trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào nên người sử dụng không bao giờ phải băn khoăn về chất lượng sản phẩm.

Hay tin người phụ nữ này trồng thành công rau thủy canh theo công nghệ châu Âu, hệ thống siêu thị Metro và VinMart đã liên hệ nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg, tùy loại xà lách. Với giá bán này, trung bình bà Cúc thu trên 230 triệu đồng cho 1.000m2 mỗi đợt và lãi trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Bà Phạm Thị Thu Cúc cho biết, với thành công này, hiện gia đình bà đang khẩn trương mở rộng diện tích trồng rau thủy canh theo công nghệ châu Âu.


Related news

Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường Sản lượng tôm sú nuôi theo công nghệ chế phẩm sinh học tăng 20% so với mô hình nuôi thông thường

Ông Nguyễn Hoàng Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12, TP. Vũng Tàu cho biết, hiện phường 12 có 28 hộ nuôi tôm sú theo mô hình ứng dụng công nghệ chế phẩm sinh học trên diện tích nuôi 59ha

Tuesday. October 6th, 2015
Mùa bắt cá suối ở Sa Pa Mùa bắt cá suối ở Sa Pa

Không sử dụng kích điện, chất nổ hay thuốc độc, người dân khu vực xã Trung Chải (Sa Pa) đánh bắt bằng phương pháp thủ công là dùng vợt và lưới để bắt cá.

Tuesday. October 6th, 2015
Theo tàu đánh bắt cá cơm Theo tàu đánh bắt cá cơm

Một đêm theo tàu ra biển đánh bắt cá cơm, chúng tôi chứng kiến những vất vả và sự bấp bênh bám nghề của các ngư dân...

Tuesday. October 6th, 2015
Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa Thiếu nguyên liệu đầu vào gây khó khăn trong chế biến thủy sản ở huyện Tĩnh Gia Thanh Hóa

Với 42,5km bờ biển và 3 cửa lạch lớn: Hà Nẫm, Lạch Bạng, Lạch Ghép nên hoạt động khai thác hải sản trên biển lẫn nuôi trồng nước lợ của Tĩnh Gia khá phát triển.

Tuesday. October 6th, 2015
Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong Phát triển kinh tế từ nuôi gà Móng Tiên Phong

Phát huy thế mạnh giống gà Móng quý hiếm bản địa, bác Trần Xuân Xưởng ở Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam có thâm niên mấy chục năm nay nuôi giống gà này để phát triển kinh tế gia đình.

Tuesday. October 6th, 2015