Hội thảo mô hình ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng

Đại diện Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã giới thiệu cho bà con về quy trình kỹ thuật ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng, các cơ chế, chính sách bán tôm giống;
Trình bày cho bà con cách chăm sóc và theo dõi tôm nuôi, cách xử lý môi trường trước khi thả tôm giống để đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro xảy ra.
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, toàn huyện hiện có 311 ha diện tích tôm nuôi công nghiệp và hơn 1.900 ha diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến.
Hiện nay, vì giá tôm đang biến động cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết nên bà con trên địa bàn còn ngại thả giống, diện tích ao, đầm còn treo khoảng 40%.
Related news

Ngày 23-10, ông Nguyễn Thành Nhân, phó tổng giám đốc Saigon Co.op (quản lý hệ thống siêu thị Co.op Mart), cho biết Saigon Co.op đang tổ chức thu mua cà chua cho một số hộ nông dân có cà chua bị rớt giá tại Lâm Đồng thông qua các đơn vị cung ứng nông sản tại Đà Lạt.

Ngày 20/10, tổ chức phát triển Hà Lan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn các bên có liên quan về phát triển kỹ thuật nuôi tôm sinh thái và trồng rừng ngập mặn tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nhưng Miên.

Đến năm 2020, ngành thủy sản sẽ phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy sản đạt 7 triệu tấn và giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD, tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 33,3% trong GDP nông nghiệp.

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.