Hỗ Trợ Để Nông Sản Vào Siêu Thị
Hỗ trợ để nông sản vào siêu thị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng vừa có buổi làm việc cùng các ngành hữu quan về quỹ hỗ trợ nông sản vào siêu thị.
Theo Sở Công Thương, thời gian qua, việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ đã đạt được những kết quả tích cực, nhất là đưa hàng nông sản, thực phẩm chế biến vào siêu thị. Riêng mặt hàng rau củ chưa qua chế biến có mặt tại siêu thị còn hạn chế.
Tựu trung là do các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trong tỉnh còn khó khăn về vốn, đồng thời, áp lực đối với yêu cầu của siêu thị như: chậm thanh toán, chiết khấu hoa hồng cao, đóng phí mã vạch...
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản, Sở Công Thương đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ các đơn vị này vay với số tiền trên 42 tỷ đồng.
Sau khi tham khảo các ngành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, đây là những công ty có nhiều nhiệt huyết cần được hỗ trợ. Trên tinh thần đó, tỉnh sẽ căn cứ vào các quỹ hỗ trợ của địa phương, chính sách của Chính phủ để hỗ trợ. Đồng thời, ông Hùng đề nghị các ngành hữu quan, đặc biệt là Sở Công Thương rà soát nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để có sự hỗ trợ cần thiết và đúng đối tượng...
Related news
Cá chiên, loài cá được mệnh danh là chúa tể lòng sông Đà vì bản tính hung dữ và có trọng lượng trưởng thành lên tới 70kg (nhiều tài liệu ghi 90kg). Đây còn là loài cá thuộc nhóm “tứ quý”, dùng để tiến vua... Rất nhiều người đã tốn bao công sức để thuần hóa loài cá này, nhưng đều thất bại. Câu chuyện nuôi cá Chiên tưởng chừng khó thì nay đã thực hiện thành công trên lòng hồ thủy điện Sơn La.
Ngày 21-7, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lại Văn Hùng, Trưởng bộ môn nuôi thủy sản nước mặn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản (Trường Đại học Nha Trang) cho biết, ông và các cộng sự đã sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Hiện nay, bệnh trên con tôm bùng phát tại vùng nuôi hạ lưu sông Bàn Thạch (huyện Đông Hòa, Phú Yên) khiến nhiều người nuôi lỗ vốn. Nguyên nhân vẫn là “điệp khúc” do thời tiết không thuận lợi, người nuôi tôm chưa chấp hành quy chế vùng nuôi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa phù hợp…
Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Đà Bắc, tính đến hết tháng 11, toàn huyện đã phát triển được 683 lồng cá, vượt 183 lồng, đạt 136% kế hoạch cả năm.
Trong suốt quá trình chăm sóc, anh nhận thấy loại cá này dễ nuôi, rất thích nghi với dòng nước đầu nguồn sông Cửu Long nên mau lớn. Tuy nhiên, do mới nuôi lần đầu, kinh nghiệm còn ít nên tỷ lệ hao hụt khá cao (lúc thả 5.000 con, đến khi thu hoạch còn 3.000 con).