Cách Loại Bỏ Tôm Bột Yếu

Số tôm chết sau khi thả nuôi có thể là cao nếu như đàn tôm giống thả có chất lượng kém. Con giống chất lượng tốt thường không đủ nên người nuôi thường thả nhiều tôm hơn lượng cần thả để trừ hao.
Loại bỏ tôm giống kém chất lượng và chỉ thả những tôm khỏe sẽ giúp cho quá trình quản lý ao và cho ăn tiện hơn và năng suất nuôi tốt hơn.
Quá trình này có thể được thực hiện ở trại giống hay ở ao nuôi:
Cách làm: Ngâm tôm vừa mới phục hồi sau quá trình vận chuyển vào dung dịch từ 100 đến 200ppm formalin trong 1 giờ (100 đến 200 cc formalin trong 1.000 lít nước ao) với mật độ tôm là 500con/l. Bể ngâm tôm phải được sục khí vì formalin sẽ làm giảm oxy trong nước và mật độ tôm trong bể lúc này cao. Sau khi ngâm thì xoáy tròn nước trong bể và chọn những tôm khỏe khác thả nuôi. Tôm chết và tôm yếu sẽ tập trung vào giữa và bị loại ra ngoài, trong khi tôm khỏe vẫn bơi lội.
Nếu muốn tắm cho tôm bằng formalin ở trại giống thì phải thực hiện trước khi vận chuyển ít nhất là một ngày. Cũng phải loại tôm yếu và tôm chết vì chúng có thể là nguồn lây bệnh cho tôm khỏe. Nếu tắm cho tôm bằng formalin tại ao nuôi thì phải đợi tôm phục hồi sau khi vận chuyển.
Mật độ tôm ngâm trong formalin cũng phải dựa trên mật độ tôm định thả vào ao nuôi. Tỷ lệ sống thông thường của đàn tôm giống chất lượng tốt sau khi tắm bằng formalin (200 ppm trong 1 giờ) phải cao hơn 90%. Nếu tỷ lệ sống sau khi tắm formalin thấp thì có thể thả thêm tôm giống trong vòng 2 tuần sau lần thả trước để tránh trường hợp tôm không cùng kích cỡ lúc thu hoạch.
Tắm formalin có ưu điểm là giúp chọn tôm giống khỏe nhất nuôi nhưng giá thành con giống sẽ tăng cao do một số tôm bị loại. Có nhiều bằng chứng cho thấy cách làm này cũng giúp loại được những tôm mang mầm bệnh và giúp giảm bớt rủi do do dịch bệnh trong ao nuôi.
Related news

Chuối Laba còn gọi là chuối tiến vua, chuối Dạ hương, ruột vàng có vị ngọt thanh, thơm dẻo rất đặc trưng, khi chín không có vị chua, nhão như các loại chuối thông thường, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH- CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Đà Lạt – Lâm Đồng.

Theo một số trang trại chuyên nuôi cá nước ngọt trong tỉnh Đồng Nai, giá cá lóc bán tại ao, bè hiện đã lên đến 40-42 ngàn đồng/kg, tăng khoảng 10-12 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 5-2014. Giá cá rô đồng tăng 6-8 ngàn đồng/kg, lên 38-40 ngàn đồng/kg. Ngoài ra, giá các loại cá nước ngọt khác, như: chép, điêu hồng, trắm... mua tại ao, bè cũng tăng từ 3-4 ngàn đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Cường (xã Lộc Yên, Hương Khê) phấn khởi cho biết: “Nhà tôi trồng gần 400 gốc bưởi nhưng chỉ mới hơn 100 gốc cho thu hoạch. Mùa này chúng tôi thu gần 6.000 quả, tất cả đều được thương lái đặt mua tại vườn với giá 50 ngàn đồng/quả, giá bán lẻ từ 70 – 100 ngàn đồng/quả”.

Ít người nghĩ rằng, giữa một phường sôi động nhiều nhà máy, xí nghiệp, khai thác chế biến các loại khoáng sản phẩm than, đá vôi, nước khoáng như Quang Hanh lại có một người dân làm giàu từ nuôi trồng thuỷ sản. Ông là Ngô Viết Cửu, bà con hay gọi là Cửu “cua”, bởi vì con cua đã giúp ông có được cơ ngơi như ngày hôm nay...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh, do đặc điểm nông nghiệp Việt Nam là khu vực rộng lớn, phân tán, SX bị tác động lớn và trực tiếp bởi thiên tai, dịch bệnh và thị trường cộng với việc thông tin thống kê được thu thập qua nhiều cấp nên còn có sự chênh lệch khá lớn giữa báo cáo tiến độ SX với kết quả SX chính thức; chênh lệch giữa sản lượng SX với khối lượng XK và chênh lệch giữa số liệu trong nước với số liệu do các tổ chức quốc tế thẩm định…