Thu Hút FDI Trong Chăn Nuôi Còn Khó Khăn

Ưu đãi thấp, rủi ro dịch bệnh, đầu ra không ổn định… là những yếu tổ cản trở đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chăn nuôi gia súc gia cầm ở Việt Nam
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định như vậy tại hội thảo một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cào nông nghiệp, nông thôn do Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tổ chức tại TPHCM chiều ngày 19-3.
Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi, trong năm 2013, ngành chăn nuôi chỉ thu hút được 1,5% trong số 501 dự án FDI với tổng đầu tư là 3,35 tỉ đô la Mỹ. Nhưng đáng chú ý là tỷ trọng FDI đầu tư vào sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm tới 94%, chỉ có 4% đầu tư vào giống, còn lại là đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cho biết, trong hai năm qua, các cơ sở, trang trại chăn nuôi đều bị thua lỗ vì thế nên chẳng có doanh nghiệp FDI nào muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Theo ông Vang, trong vòng 24 tháng qua, số lỗ của doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi là 27.000 tỉ đồng. Nguyên nhân là vào năm 2011, nhiều chủ đầu tư bất động sản chuyển sang mở trang trại chăn nuôi, chủ yếu là gia cầm nên lượng gia cầm được sản xuất ra vượt quá nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
“Theo tôi, nếu nhà nước kêu gọi đầu tư thì nên kêu gọi đầu tư vào chăn nuôi bò sữa hoặc bò thịt, không nên khuyến khích đầu tư vào chăn nuôi gia cầm vì cung đã vượt cầu nên giá bán nay đã thấp hơn giá thành”, ông Vang nói.
Theo tính toán của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, hiện tổng đàn bò sữa của Việt Nam chỉ đáp ứng được 28% nhu cầu tiêu dùng sữa của khoảng 90 triệu người dân, còn lại là phải nhập khẩu. Đối với mặt hàng thịt bò, năm 2013, Việt Nam nhập từ Úc 66.000 con bò, giá trị nhập khẩu là 45 triệu đô la Mỹ.
Related news

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.