Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Sinh Thái Cần Một Cú Hích Mạnh Mẽ Hơn

Tôm Sinh Thái Cần Một Cú Hích Mạnh Mẽ Hơn
Publish date: Saturday. March 22nd, 2014

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, mô hình tôm sinh thái của Cà Mau đang mở ra một hướng đi mới cho người dân vùng rừng ngập mặn. Tuy đã có nhiều bước tiến đáng kể nhưng trên thực tế mô hình này vẫn chưa thật sự mang lại lợi ích cho người dân như mục tiêu ban đầu đặt ra.

Thực phẩm sạch đang là nhu cầu bức thiết hiện nay, do đó, con tôm sinh thái đang được nhiều nước trên thế giới, nhất là thị trường châu Âu đặc biệt quan tâm. Do vậy, thời gian qua nhiều doanh nghiệp và tổ chức trong, ngoài nước đã chọn rừng ngập mặn Cà Mau để triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm sinh thái.

Đầu đã xuôi…

Nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả của huyện Ngọc Hiển.

Mô hình nuôi tôm sinh thái xuất hiện ở vùng đất Cà Mau cách đây hơn 10 năm. Đầu tiên là dự án do đại sứ quán Thuỵ Sĩ tài trợ được triển khai tại Lâm ngư trường 184 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển.

Tiếp theo đó, Công ty CP XNK thuỷ sản Năm Căn làm đối tác để bao tiêu sản phẩm tôm sinh thái cho gần 350 hộ dân trong khu vực rừng phòng hộ Kiến Vàng với diện tích hơn 2.500 ha. Mới đây nhất, dự án nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế, được thực hiện bởi Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và IUCN (viết tắt M&M) đã được triển khai cho hơn 780 hộ dân trong tổng số gần 2.000 hộ gia đình đang sinh sống trong rừng ngập mặn Nhưn Miên.

Người dân đã được tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sú sinh thái kết hợp việc bảo vệ và trồng mới rừng. Để bảo đảm lợi nhuận cao nhất cho người dân, trong tháng 3/2013 SNV đã đàm phán với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú cam kết mua toàn bộ sản phẩm tôm được chứng nhận với giá cao hơn giá thị trường 10%.

Để bảo đảm số lượng lớn nhất có thể các hộ dân được cấp chứng nhận, đã có 27 nhóm nông dân được thành lập, mỗi nhóm khoảng 30-40 người. Việc chứng nhận sẽ được tiến hành theo nhóm hộ dân thay vì từng hộ để giảm chi phí và tăng cường sự tuân thủ đúng các tiêu chuẩn đã đề ra.

Ông Tăng Thiện Tính, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển, cho biết, huyện đã quy hoạch vùng nuôi tôm sinh thái với diện tích trên 10.270 ha. Hiện nay đã có trên 5.270 ha diện tích trên được công nhận tôm sinh thái, còn lại khoảng 5.000 ha đang đề nghị công nhận trong thời gian tới.

Để giúp người dân nắm bắt quy trình nuôi tôm sinh thái đúng chuẩn quốc tế, thời gian qua huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nuôi tôm sinh thái cho người dân trên địa bàn. Chỉ riêng trong năm 2013 đã mở trên 25 lớp với trên 781 hộ tham gia.

Ngoài ra, SNV còn tổ chức tập huấn cho 1.000 hộ dân nuôi tôm, trong đó 783 hộ đồng ý đăng ký tham gia dự án. Từ mô hình nuôi tôm sinh thái, có hàng trăm héc-ta rừng ngập mặn chất lượng thấp được phục hồi bằng việc tái trồng và bảo vệ rừng từ dự án này. Đây là lợi ích kép mô hình nuôi tôm sinh thái mang lại.

Trong kế hoạch phát triển rừng vùng ngập mặn và nuôi tôm sinh thái thời gian tới, ông Lê Văn Sử, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết, để bảo vệ rừng ngập mặn, tỉnh đã tận dụng nhiều nguồn vốn và sự tài trợ phát triển mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, khoán rừng cho các hộ gia đình trồng mới và kết hợp kinh doanh.

Tỉnh phấn đấu mở rộng việc chứng nhận tôm sinh thái đạt 20.000 ha nuôi tôm kết hợp trồng rừng và trên 43.000 ha tôm - lúa vào năm 2020. Mục tiêu của tỉnh là xây dựng một vùng sản xuất tôm sạch được chứng nhận với giá trị cao, vừa bảo vệ rừng, vừa hạn chế tác động của biến đổi khí hậu như triều cường, nước biển dâng.

... Nhưng đuôi chưa lọt

Để tiếp tục mở rộng diện tích tôm sinh thái, Công ty CP XNK Thuỷ sản Năm Căn đang xúc tiến mở rộng diện tích thêm khoảng 500 ha thuộc rừng phòng hộ Kiến Vàng và thị trấn Năm Căn.

Ngoài việc bao tiêu sản phẩm, công ty sẽ đàm phán với phía đối tác để tập huấn quy trình, tiêu chí và kỹ thuật nuôi cho nông dân. Rừng ngập mặn Cà Mau chiếm diện tích trên 67.500 ha, thuận lợi để phát triển nghề nuôi thuỷ sản, nhất là con tôm, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

Tuy nhiên, để được công nhận tôm sạch, người nông dân phải tuân thủ quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Ông Tính cho biết, điều kiện đầu tiên của mô hình tôm sinh thái là vuông nuôi tôm phải có tỷ lệ rừng chiếm 60%. Ngoài ra, hộ nuôi còn phải xây dựng nhật ký dưới sự kiểm soát gắt gao, không sử dụng hoá chất, phân bón,...

Do đây là hình thức nuôi còn khá mới mẻ, thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế, năng suất đạt được chưa cao, cộng thêm giá thành chưa thật sự vượt trội đã khiến nhiều nông dân chưa thiết tha với mô hình này.

Ông Tính thừa nhận, nếu nông dân bán trực tiếp cho các đại lý chuyên thu mua tôm sinh thái ở thị trấn Năm Căn mới có giá cao hơn mặt bằng chung khoảng 3-4%. Nhưng đến tận Năm Căn thì phải tốn thêm chi phí vận chuyển, do đó đa phần người dân vẫn bị thương lái ép giá.

Vì thế, việc bảo đảm đầu ra ổn định với giá thành tốt nhất cho người nông dân là vấn đề cần được các ngành chức năng, các doanh nghiệp và đối tác quan tâm trong thời gian tới.


Related news

Tập trung tái canh cây cà phê Tập trung tái canh cây cà phê

Do đầu tư sai quy trình, sử dụng giống cà phê kém chất lượng hay già cỗi đã làm cho năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn huyện Đức Cơ giảm dần qua các năm. Vì vậy, tái canh cây cà phê là giải pháp được ngành Nông nghiệp huyện tập trung thực hiện.

Tuesday. May 12th, 2015
Vai trò của Hội Nông dân tỉnh Vai trò của Hội Nông dân tỉnh

Những năm qua, với vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp và làm trung tâm, nòng cốt trong các phong trào của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã, đang làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cấp Hội tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân chủ động tham gia thực hiện các chương trình, phong trào do các cấp phát động.

Tuesday. May 12th, 2015
Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình Gắn phát triển kinh tế VACR, hướng đi bền vững ở Quang Bình

Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng về xóa đói, giảm nghèo; huyện Quang Bình đã không ngừng nỗ lực thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất cho gia đình, xã hội.

Tuesday. May 12th, 2015
Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa Xã Xín Chải khó khăn nguồn nước sản xuất vụ Mùa

Là xã thuần nông, cuộc sống của người dân chủ yếu trông chờ vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Do đặc thù về điều kiện khí hậu, nên 96 ha đất trồng lúa của địa phương chỉ cấy được một vụ. Từ đầu năm đến nay, do hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất vụ Mùa của bà con xã Xín Chải (Vị Xuyên).

Tuesday. May 12th, 2015
Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa Tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh hại lúa

Vụ Xuân năm nay, toàn tỉnh gieo cấy đạt 9.570 ha diện tích lúa, trong đó diện tích lúa nhiều nhất là huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần. Nhìn chung hầu hết diện tích lúa đều sinh trưởng và phát triển tốt.

Tuesday. May 12th, 2015