Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điêu Đứng Vì Nghêu Chết Hàng Loạt

Điêu Đứng Vì Nghêu Chết Hàng Loạt
Publish date: Wednesday. March 4th, 2015

Những ngày đầu năm mới, hàng chục người dân nuôi con nghêu thương phẩm ở các xã bãi ngang ven cửa biển thuộc huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đang đứng ngồi trên đống lửa vì nghêu chết hàng loạt…

Nguy cơ trắng tay

Theo người dân nuôi nghêu ở xã Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh (huyện Kỳ Anh), hiện tượng nghêu chết ở vùng này bắt đầu xuất hiện từ ngày 19-2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm để cứu nghêu, nhưng không có hiệu quả.

Người dân cũng khẳng định, chưa có năm nào mà nghêu thương phẩm lại chết nhiều và kéo dài liên tục như năm nay. Thời gian tới khả năng mật độ nghêu tiếp tục chết còn rất cao, hộ gia đình bị thiệt hại ít nhất cũng dao động khoảng 300 - 500 triệu đồng, nhiều nhất hơn 1 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến tiền phải bỏ ra thuê mướn nhân công về dọn dẹp nghêu chết đem đi đổ.

Ông Bùi Quang Tường (51 tuổi, ở xóm Tiến Sầm, thị trấn Thiên Cầm - người có 15 năm kinh nghiêm nuôi nghêu), cho biết, năm nay gia đình nuôi nghêu với diện tích hơn 2,6ha tại khu vực sông Gia Hội, với số tiền mua con giống ở tỉnh Nam Định về hơn 700 triệu đồng.

Từ mùng 4 Tết nghêu bắt đầu chết hàng loạt, ước tính đến nay đã chết gần 30 tấn, thiệt hại khoảng 400 triệu đồng. Nếu sắp tới không có biện pháp cứu chữa hiệu quả thì số nghêu còn lại cũng sẽ chết dần. Hiện gia đình đang thuê 20 lao động địa phương đến thu dọn đưa toàn bộ số nghêu chết ra khỏi khu vực nuôi với tiền công 150.000 đồng/ngày.

Còn ông Phạm Văn Hân (ở thôn Hy Di, xã Cẩm Nhượng) ngồi thẩn thờ. Năm nay gia đình ông phát triển nuôi hơn 2ha nghêu, vốn đầu tư khoảng 600 triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì nghêu chết hơn một nửa. “Chúng tôi rất mong cơ quan chuyên môn sớm kiểm tra tìm ra nguyên nhân để kịp thời cứu lấy số nghêu còn sống nhằm vớt vát được ít vốn”, ông Hân khẩn thiết nói.

Nghêu chết do môi trường

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin nghêu nuôi chết hàng loạt, Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền các xã Cẩm Lĩnh, Thiên Cầm, Kỳ Hà, Kỳ Ninh trực tiếp cử các đoàn xuống bãi nghêu nuôi lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm để sớm tìm ra nguyên nhân; đồng thời chỉ đạo người dân triển khai các phương pháp xử lý môi trường bảo vệ nguồn nước không để lây lan sang diện tích nghêu còn sống.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh gửi UBND huyện Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, đến ngày 27-2-2015, nghêu chết hàng loạt tại các bãi nuôi thuộc địa bàn xã Cẩm Lĩnh diện tích 16ha, với sản lượng thiệt hại là 118,2 tấn của 7 hộ dân; còn tại thị trấn Thiên Cầm là 22,6ha, với sản lượng thiệt hại là 167,24 tấn của 14 hộ dân.

Các bãi nuôi đã thả giống từ 3 - 10 tháng, mật độ thả giống 330con/m2 (kích cỡ 400 - 450con/kg). Tại thời điểm hiện tại cỡ nghêu đạt khoảng 50 - 60con/kg. Còn tại xã Kỳ Hà và Kỳ Ninh đến ngày 26-2-2015 nghêu chết hàng loạt với tỷ lệ chết lên tới 90%, với tổng diện tích 29ha/15 hộ.

Tiến hành giải phẫu các mẫu nghêu đang còn sống cho thấy thịt nghêu có màu trắng nhạt, ruột rỗng. Người dân cho biết, vào ngày 19 và 20-2-2015 có hiện tượng thủy triều lên với màu đỏ, đục và không có hồ sơ kiểm dịch.

Ngày 2-3, trao đổi với PV Báo SGGP, ông Phạm Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, nguyên nhân khiến nghêu chết hàng loạt là do mật độ nuôi cao làm cho hàm lượng oxy hòa tan không đủ, mặt khác môi trường bất lợi (thủy triều lên có màu đục, đỏ) gây sốc cho nghêu.

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị UBND huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên chỉ đạo Phòng NN-PT-NT và UBND các xã Cẩm Lĩnh, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Kỳ Hà tăng cường kiểm tra, giám sát diễn biến dịch bệnh xảy ra, hướng dẫn các hộ nuôi khẩn trương vệ sinh khu vực nuôi bị bệnh, thu hoạch chuyển số nghêu đã đạt kích cỡ thương phẩm, vớt nghêu chết ra khỏi khu vực nuôi. Tích cực cày xới, phơi bãi và không thả giống sau thời gian tối thiểu từ 3 - 4 tháng để khôi phục, ổn định môi trường...


Related news

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê Tái canh vườn cà phê già cỗi

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Thursday. November 5th, 2015
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê thực trạng đáng lo ngại Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở Tây Nguyên cần sự bền vững cho những vườn cà phê thực trạng đáng lo ngại

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Thursday. November 5th, 2015
Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn cánh đồng lớn Mô hình đột phá Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn cánh đồng lớn Mô hình đột phá

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Thursday. November 5th, 2015
Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn Xây dựng và phát triển cánh đồng lớn ở ĐBSCL Khởi đầu cho một mô hình nông nghiệp lớn

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.

Thursday. November 5th, 2015
Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ

Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng phối hợp với Công ty TNHH Yanmar Việt Nam tổ chức Hội thảo mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải rơm rạ tại xã Mỹ Hương (huyện Mỹ Tú).

Thursday. November 5th, 2015