Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức

Năm 2015 Thị Trường Xuất Khẩu Cá Tra Việt Nam Sẽ Còn Nhiều Thách Thức
Publish date: Saturday. February 7th, 2015

Năm qua, sự cạnh tranh khốc liệt để giành lấy thị trường của các doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra ngày càng tăng, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của các nước nhập khẩu ngày càng nhiều, các yêu cầu, điều kiện ngày càng khắc khe... nhưng DN xuất khẩu cá tra trong tỉnh Đồng Tháp đã năng động trong việc tìm kiếm thị trường mới.

Trong năm 2014, ngoài thị trường truyền thống tiếp tục ổn định, DN tỉnh nhà phát triển thêm 6 thị trường mới (2 thị trường châu Phi, 4 thị trường châu Á), nâng tổng số thị trường xuất khẩu cá tra hiện nay lên trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt 541 triệu USD, tăng 12,79% so với năm 2013.

Năm 2015 được dự báo là năm nhiều thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam, bên cạnh những thuận lợi được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, để ngành này phát triển bền vững thì thị trường xuất khẩu cá tra vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách: Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ lập lại vấn đề quản lý chất lượng từ khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra là hết sức cần thiết, mặc dù trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải có lộ trình để từng bước hỗ trợ DN phát triển, cụ thể Chính phủ tạm thời chưa áp dụng tỷ lệ mạ băng 10% và hàm lượng nước 83% từ ngày 1/1/2015 như quy định của Nghị định. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện giúp cho các DN giữ được chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu ở các thị trường khó tính như EU và Mỹ.

Nếu chúng ta có thể đáp ứng được những điều kiện của thị trường này, thì việc thâm nhập các thị trường khác rất dễ dàng. Để thực hiện được điều này DN phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách.

Một thử thách khác là việc Đạo Luật Nông trang của Hoa Kỳ được thông qua, dự kiến áp dụng từ tháng 4/2015 có những điều khoản bất lợi cho cá tra Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ, vốn là thị trường chủ yếu của cá tra Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường EU sẽ tiếp tục có những động thái kiểm tra kiểm soát chặt chẽ đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam về các vấn đề liên quan như: chứa dư lượng kháng sinh, sản phẩm mạ băng, tình trạng gian lận trong ghi nhãn hàng...

Nếu Chính phủ Việt Nam và cộng đồng DN chế biến xuất khẩu thủy sản có thị trường nhập khẩu từ EU không quyết tâm thực hiện các biện pháp xử lý và phòng ngừa thì nguy cơ mất thị trường là điều dễ dàng...

Trước những khó khăn thách thức được dự báo, cần định hướng thị trường xuất khẩu cho các DN xuất khẩu cá tra. Cụ thể, củng cố thị trường truyền thống, tham mưu đề xuất bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, đấu tranh với những rào cản thị trường bất hợp lý; tăng cường xúc tiến thương mại, khai thác nhiều thị trường mới.

Trong đó sẽ củng cố các thị trường truyền thống đang tăng trưởng tốt trong năm qua như: Mỹ, Mêxico, Brazil, Trung Quốc, Singarpore, HongKong; một số thị trường trong khối EU như: Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Sỹ...

Đồng thời, nên xem xét lại một số thị trường trong khối EU trước đây tăng trưởng tốt nhưng nay sụt giảm nhằm tìm hiểu nguyên nhân, chủ yếu là chất lượng cá tra xuất khẩu để thị trường này phát triển xuất khẩu được giá tốt; khai thác một số thị trường mới ở Châu Phi và Châu Úc.

Để công tác định hướng thị trường xuất khẩu cá tra phát triển tốt, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại (xác định rõ phạm vi trách nhiệm và phối hợp giữa Nhà nước với các DN.

Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần đầu tư nâng cao chất lượng dự báo thị trường để giúp các DN định hướng kinh doanh và cảnh báo thị trường); tăng cường công tác đàm phán ngoại giao với các đối tác nước ngoài để ký các Hiệp định song phương và đa phương; đồng thời, chủ động tích cực tham gia các hiệp định tự do thương mại (FTA) và các thỏa thuận thương mại khác theo hướng thúc đẩy mở cửa thị trường; phổ biến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhà sản xuất, xuất khẩu về các loại rào cản của các thị trường nhập khẩu để phòng tránh rủi ro cho DN xuất khẩu.

Về phía DN, cần tăng cường mối liên kết giữa các DN trong và ngoài nước để phát huy có hiệu quả các nguồn lực lẫn nhau; chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu với các nước, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định của Chính phủ Việt Nam ký kết; cập nhật thường xuyên những thông tin về sự biến động của thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản của các nước để chủ động nguồn hàng sản xuất và kinh doanh; đa dạng hóa các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn là sản phẩm philê truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường; kiểm tra chặt chẽ và duy trì thường xuyên an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi khép kín từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ, nhằm đáp ứng các điều kiện nhà nhập khẩu...


Related news

Giá cá tra giảm mạnh Giá cá tra giảm mạnh

Mấy ngày nay, ngư dân lo lắng vì giá cá tra giảm mạnh. Nếu những tháng đầu năm, giá cá tra từ 24.000 - 25.000 đồng/kg thì nay giảm còn 20.000 – 21.000 đồng/kg.

Monday. July 6th, 2015
Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Sóc Trăng lao đao

Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên toàn tỉnh lên đến khoảng 5.500 ha, chiếm hơn 29% diện tích đã thả nuôi.

Monday. July 6th, 2015
Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh Sản xuất nông nghiệp bằng bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh

Một nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Cần Thơ, Chi cục nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh, Viện nuôi trồng thủy sản II (TP.HCM) đã khảo sát thành phần dinh dưỡng và lợi ích sử dụng bùn đáy ao nuôi cá tra trong nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long, nhằm mục đích phân tích thành phần dinh dưỡng của bùn đáy ao nuôi cá tra thâm canh ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Monday. July 6th, 2015
Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi Không lấy trực tiếp nguồn nước đang bị ô nhiễm vào ao nuôi

Trước tình trạng cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh, rạch ở địa bàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy trong những ngày gần đây, Chi cục Thủy sản Hậu Giang đã đưa ra khuyến cáo người nuôi thủy sản một số biện pháp nhằm giảm nguy cơ ảnh hưởng xấu đến đàn cá trong ao.

Monday. July 6th, 2015
Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng Nông dân nuôi tôm lợi nhuận thấp do chi phí đầu tư tăng

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

Monday. July 6th, 2015