Ông Lê Tấn Báu Bám Đất Làm Giàu

Được sự giới thiệu của anh Lê Đình Nguyên, Chủ tịch Hội Nông dân Tp. Phan Rang Tháp Chàm, chúng tôi đến khu phố 6, phường Phủ Hà tìm gặp ông Lê Tấn Báu, nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của thành phố.
Từ 4 ha đất, ở khu phố 10, phường Phước Mỹ, Tp. Phan Rang Tháp Chàm, ông Báu quyết định đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp. Ban đầu gặp không ít khó khăn trong sản xuất vì thiếu vốn và kinh nghiệm, nhưng vợ chồng ông quyết chí bám đất, bám vườn để sản xuất.
Ông dành 2 ha đất trồng 30 gốc dừa xiêm, xen canh với chuối và rau mồng tơi.. 2 ha đất để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2008, ông vay vốn ngân hàng đầu tư mua 5 con bò cái sinh sản và 4 con dê. Do ở thành phố nên thức ăn cho bò, dê gặp khó khăn, nên hằng năm khi vào mùa vụ, ông đi về các vùng nông thôn để mua rơm rạ, lá cây, kết hợp với cám tổng hợp dành làm thức ăn cho bò, dê. Nhờ chịu thương, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, ông Báu dần dần nhân số lượng đàn bò, dê lên 75 con.
Mỗi năm, đàn dê sinh sản 2 lứa, giá dê con bán ra 1,5 triệu đồng/con. Chỉ riêng 40 con bò cái sinh sản giúp ông thu nhập hơn 40 triệu đồng mỗi năm. Ngoài ra, mỗi năm gia đình ông còn thu hơn 20 triệu đồng từ 2 ha dừa xiêm, chuối và rau mồng tơi. Với thu nhập này, cuộc sống gia đình ông từng bước được cải thiện, sửa sang được nhà cửa và mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt. Ngoài ra, ông Báu còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở địa phương, với thu nhập 1.400.000 đồng/tháng.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Lê Tấn Báu còn là Chi hội trưởng Hội Nông dân khu phố 6 gương mẫu, tận tụy với công việc, sẵn sàng giúp đỡ mọi người cũng như chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế sản xuất để cùng nhau phát triển kinh tế.
Related news

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.