Lâm Đồng Có 6 Cơ Sở Tham Gia Tiêu Thụ Rau An Toàn

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, trong 6 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất, sơ chế và tiêu thụ rau an toàn, đứng đầu sản lượng hàng năm là HTX Dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, Đà Lạt với 18 ngàn tấn, canh tác hơn 73ha được cấp Chứng nhận VietGAP.
Kế tiếp là HTX Nông nghiệp Thạnh Nghĩa, Đơn Dương sản xuất gần 68ha rau an toàn, sản lượng từ 12 - 15 ngàn tấn; Công ty TNHH Sản xuất Thương mại nông sản Phong Thúy, Đức Trọng sản xuất hơn 40ha rau đạt Chứng nhận VietGAP, đạt sản lượng 6 ngàn tấn.
Còn lại 3 cơ sở gồm: Doanh nghiệp tư nhân Phú Sỹ Nông, Đơn Dương đạt sản lượng kinh doanh trên 2 ngàn tấn/năm; HTX Xuân Hương, Đà Lạt sản xuất gần 4ha đạt Chứng nhận VietGAP, sản lượng đạt 800 tấn/năm; Cơ sở Nông sản Đức Thành, Đà Lạt canh tác trên 3ha rau sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt”, sản lượng kinh doanh 500 tấn/năm.
Thị trường tiêu thụ ổn định rau an toàn của 6 cơ sở nói trên phát triển đều khắp ở các hệ thống chợ đầu mối, siêu thị tại các khu vực Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia…
Related news

TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật mà sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ.

Thời gian gần đây, dấu hiệu của thị trường đã ảnh hưởng rất xấu đối với ngành chè của tỉnh Lâm Đồng, khiến cho ngành kinh tế thế mạnh này của tỉnh đang lâm vào cảnh lao đao.

Theo kết quả giám định, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, chất lượng không đảm bảo.

Mức thuế tạm thời cho Công ty Hùng Vương là 0,36 USD/kg và Công ty Thuận An là 0,84 USD/kg; thuế suất toàn quốc vẫn ở mức 2,39 USD/kg.

Dù tốn kém và chưa có tiền lệ nhưng các nhà chăn nuôi Đông Nam Bộ vẫn quyết gom tiền kiện doanh nghiệp Mỹ bán phá giá thịt gà