Người Dân Đắk Rtíh Tích Cực Sản Xuất, Vươn Lên Làm Giàu
Xã Đắk R’tíh (Tuy Đức) hiện có 11 thôn, bon, với 1.637 hộ và 7.293 khẩu; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 75%.
Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, siêng năng, cần cù chịu khó, bám đất bám vườn để làm ăn và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
Điển hình như gia đình bà Thị G’Rot, bon Diêng Ngaih, đã đầu tư thâm canh, chăm sóc các loại cây trồng như cà phê, cao su, điều đúng kỹ thuật nên đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình bà G’Rot thu hoạch được gần 7 tấn cà phê nhân, gần 6 tấn mủ cao su và 3 tấn điều. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, gia đình bà còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Điểu N’Jot, bon Diêng Ngaih, nhờ tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, ông đã áp dụng vào các mô hình cây trồng của gia đình một cách hiệu quả. Hiện gia đình ông có 600 trụ tiêu, 3,5 ha điều, 3 ha cà phê và 3 sào lúa nước; trừ chi phí sản xuất, mỗi năm đem lại cho gia đình ông hơn 200 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Nhiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh nhận định: Mặc dù vẫn còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, song phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số trong xã đã tích cực lao động sản xuất để vươn lên. Năm 2013, toàn xã đã giảm được 7,6% hộ nghèo; số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện khá, giàu đạt 20%.
Cũng theo ông Nhiên thì thời gian qua, 100% hộ nghèo và cận nghèo đồng bào thiểu số trong xã đã được tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách – Xã hội với tổng trị giá trên 20 tỷ đồng. Trong năm 2014, xã sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số tiếp cận các nguồn vốn vay khác để phát triển sản xuất; hỗ trợ người dân thành lập các nhóm đồng sở thích, các tổ vay vốn để giúp nhau làm kinh tế; nhân rộng các mô hình, các hộ nông dân sản xuất giỏi để bà con học tập noi theo.
Related news
Lần đầu tiên "Diễn đàn nhân dân khu vực Mekong" đã thông qua Tuyên bố chung về tác hại của các đập thủy điện trên sông Mekong gửi chính phủ các nước lưu vực Mekong.
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm có xu hướng giảm tại nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU…
Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của tỉnh Bình Thuận như: Công ty Hải Nam, Thaimex, Hải Thuận, Sơn Tuyền, Hải Phong Việt, Hải Tiến, Nam Hải... là những doanh nghiệp chủ lực thuộc Hiệp hội Thủy sản.
Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.
Sau bài Thịt heo sạch: Gian nan đường vào chợ đăng trên Báo SGGP số ra ngày 3-11, chiều 12-11, bà Nguyễn Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ, cho biết công ty vừa tăng thêm 3 điểm bán lẻ thịt heo VietGAP tại TPHCM.