Hà Nội Tiếp Tục Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Theo Vùng Trọng Điểm

Sáng 22/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư trên địa bàn TP năm 2014.
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và quy mô lớn ngoài khu dân cư đã tạo chuyển biến tích cực trong kinh tế của các địa phương, góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho người nông dân.
Đến nay, toàn TP đã phát triển ổn định được 69 xã và 15 vùng chăn nuôi trọng điểm, cùng 2.924 trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư. Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện chiếm tỷ lệ 40,5% tổng đàn gia súc, gia cầm toàn TP. Trong những năm qua, chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư tiếp tục có sự tăng trưởng về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, công tác liên kết chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm tiếp tục được TP quan tâm. Ngoài những chuỗi liên kết do các doanh nghiệp chăn nuôi gia công, TP hiện đang tổ chức liên kết 19 chuỗi tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng chục sản phẩm chăn nuôi như: Sữa Ba Vì, trứng gà 729, gà đồi Sóc Sơn,…
Dù liên tục tăng trưởng khá và hiện đứng trong tốp đầu cả nước về tổng đàn gia súc, gia cầm, tuy nhiên, con số này mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thực phẩm của thị trường Hà Nội. Việc phát triển chăn nuôi theo các vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư đang vấp phải trở ngại lớn do người dân thiếu vốn đầu tư sản xuất. Các chính sách thu hút đầu tư công nghệ cao vào các khu chăn nuôi tập trung còn thiếu; đồng thời, việc áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi theo chuỗi chưa đạt hiệu quả mong đợi, do trình độ tiếp cận của người nông dân hạn chế,…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt đánh giá cao những hiệu quả tích cực từ Chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và ngoài khu dân cư, nhất là đối với việc nâng cao đời sống cho người nông dân.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt cũng nhắc nhở ngành chăn nuôi cần thẳng thắn nhìn nhận, năng suất và chất lượng sản phẩm của TP còn thua kém nhiều so với một số nước phát triển. Để chăn nuôi tiếp tục có bước chuyển mạnh mẽ hơn nữa, Phó Chủ tịch Trần Xuân Việt đề nghị, các đơn vị tiếp tục tham mưu, làm tốt công tác quy hoạch, tiến tới mở rộng các vùng, xã chăn nuôi trọng điểm và ngoài khu dân cư; Tập trung xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững; Chú trọng đào tạo kiến thức cho người nông dân, nhất là áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi theo chuỗi.
Đối với bài toán vốn, Phó Chủ tịch cho biết, sẽ nghiên cứu, đề xuất về việc sử dụng nguồn ngân sách từ các Quỹ Tín dụng Nhân dân, Quỹ Khuyến nông TP, nhằm hỗ trợ và khuyến khích người nông dân ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi…
Related news

Tổng số tàu thuyền 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV

Được sự hỗ trợ của các ngành chức năng, nhiều hộ nuôi ở Long An đã áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP, tạo sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và phát triển theo hướng bền vững.

Nguyên nhân là do giá cao su xuống thấp trong khi chi phí đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, công lao động...) luôn cao nên người trồng ít có lãi.

Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang nhân rộng mô hình trồng trúc đóm trong nhà lưới, trồng cau vàng xen vườn cây ăn trái để bán lá, đã thu về lợi nhuận ròng trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nếu không nhanh chóng có những giải pháp cho các vấn đề nội tại, ngành mía đường Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà.