Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Điện Phong

Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Điện Phong
Publish date: Thursday. June 26th, 2014

Sau 3 năm được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Điện Phong đã đạt một số kết quả đáng kể, tạo nền tảng để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Con đường thẳng tắp giữa cánh Đồng Lăng, Gò Vịt thuộc thôn Thi Phương. “Cách đây hơn một năm, nó chỉ là con đường đất lầy lội. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân đã đầu tư thi công mặt đường bằng bê tông xi măng có chiều dài 1,3km đạt tiêu chuẩn quy định” - ông Phan Phước Thăm, Bí thư Chi bộ thôn cho hay.

Người dân trong thôn còn tự nguyện góp hơn 40 triệu đồng xây dựng cầu bê tông kiên cố dài trên 60m, rộng gần 2m bắc qua nhánh sông Thu Bồn. Cây cầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản, vật tư phân bón mỗi khi đến mùa vụ.

Không riêng gì ở Thi Phương, người dân nhiều thôn trên địa bàn xã còn hiến đất mở rộng lòng lề đường; đồng thời góp công, góp của xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Họ cũng đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng ban đêm trên các tuyến giao thông, tạo nên bộ mặt NTM ngày thêm khởi sắc.

Là địa phương thuần nông, Điện Phong luôn quan tâm đến vấn đề sản xuất của bà con. Ngoài chuyện vận động nông dân cải tạo đồng ruộng, thâm canh các giống cây trồng cho năng suất cao, xã còn đẩy mạnh thực hiện chương trình thủy lợi hóa đất màu trên các cánh đồng rộng hàng trăm hécta ở các thôn Thi Phương, Hà An, An Hà… Ông Trần Văn Mỹ - Chủ tịch UBND xã Điện Phong hồ hởi: “Điện đã được kéo ra tận hầu hết cánh đồng để đáp ứng tưới tiêu.

Có nước tưới, nhân dân tập trung luân canh, xen canh gối vụ quanh năm các loại cây bắp lai, ớt, đậu xanh, đậu phụng,... mang lại nguồn thu cho nhiều hộ dân với mức bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm. Ngoài nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và huyện hỗ trợ, Điện Phong đã vận động nhân dân xây dựng trên 28 công trình đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu với tổng vốn đầu tư trên 31,8 tỷ đồng.

Tận dụng ưu thế về nguồn nhân lực sẵn có, địa phương chú trọng thu hút các doanh nghiệp về đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với mức lương 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng. Góp phần nâng thu nhập bình quân toàn xã đạt 25 triệu đồng/người/năm”.

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Điện Phong từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo của địa phương giảm còn 4,82%.

Đến nay, xã đã đạt được 15 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại gồm trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hình thức tổ chức sản xuất và môi trường hoàn thành 70% khối lượng công việc trở lên. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đang nỗ lực phấn đấu thực hiện xong các tiêu chí còn lại để về đích vào năm 2015.


Related news

Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững Giải pháp tăng trưởng kinh tế để xây dựng huyện Thanh Sơn phát triển năng động, bền vững

Nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Thanh Sơn đã tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ, đoàn kết, khắc phục khó khăn, lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra và đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.

Tuesday. June 23rd, 2015
Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn Sản xuất vụ mùa, vụ đông ở Thanh Sơn

Đến thời điểm này, về cơ bản huyện Thanh Sơn đã thu hoạch xong vụ chiêm xuân và bắt tay vào chuẩn bị sản xuất vụ mùa. Vụ chiêm xuân năng suất lúa của huyện đạt bình quân khoảng 58 tạ/ha, xấp xỉ năng suất bình quân chung toàn tỉnh. Vụ mùa năm nay, huyện Thanh Sơn có kế hoạch gieo cấy 3.470ha lúa, trong đó có 1.600ha lúa lai. Vụ mùa được tập trung chủ yếu vào 2 trà chính là trà sớm (48% diện tích) và mùa trung (50% diện tích).

Tuesday. June 23rd, 2015
Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng Thanh Thủy chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm mùa nắng nóng

Hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài khiến đàn gia súc, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh và là điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh như: Tiêu chảy, phó thương hàn, tụ huyết trùng... phát sinh, lây lan, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Để duy trì và đảm bảo tổng số đàn vật nuôi, huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều biện pháp để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm mùa nắng nóng. Nhờ vậy nhiều năm nay, trên địa bàn huyện không có dịch bệnh lớn xảy ra hay gia súc bị chết vì nắng nóng.

Tuesday. June 23rd, 2015
Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa Phú Thọ gieo cấy gần 1.500ha lúa mùa

Đến nay Phú Thọ đã thu hoạch được hơn 37 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt 99,5% tổng diện tích gieo cấy, năng suất ước đạt 58,6 tạ/ha; ngô đã thu hoạch gần 5.000ha/5.900ha, năng suất ước đạt 46,6 tạ/ha; lạc đã thu hoạch hơn 3.100ha/ 3.469ha, năng suất ước đạt 18,9 tạ/ha; rau các loại đã thu hoạch hơn 4.000 ha/4.220ha, năng suất ước đạt 135,7 tạ/ha.

Tuesday. June 23rd, 2015
Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa Yên Lập khẩn trương làm vụ mùa

Hiện nay, nông dân huyện Yên Lập đang tập trung làm đất gieo cấy lúa vụ mùa. Anh Nguyễn Tiến Dần ở xã Hưng Long phấn khởi nói với chúng tôi: “Năm nay nắng nóng đầu vụ cứ lo mất mùa nhưng lúa năm nay được mùa các chị ạ. Mỗi sào lúa cũng phải được trên 2 tạ”. Từ kết quả vụ chiêm xuân, Yên Lập có thêm nhiều kinh nghiệm cho sản xuất vụ mùa.

Tuesday. June 23rd, 2015