Quảng Ninh Cấm Tàu Đánh Cá Ra Khơi Từ Chiều 8-9
Theo tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn (KTTV) Quảng Ninh, hồi 1 giờ sáng ngày 8-9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,7 độ vĩ Bắc; 111,4 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt dới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc; mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào khu vực Vịnh Bắc Bộ. Đến 1h sáng ngày 9-9 tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ vĩ Bắc; 109,5 độ kinh Đông, cách Móng Cái 60km về phía Đông Nam. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ chiều nay Vịnh Bắc Bộ có gió cấp 4-5, gió giật cấp 7-8, biển động và có mưa dông mạnh.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm trên biển, sáng 8-9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã có công điện số 06 yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thị xã, thành phố ven biển, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các đơn vị đóng trên địa bài tỉnh thực hiện một số biện pháp sau: Tiếp tục thực hiện nội dung công điện số 05 đã phát ngày 6-9 của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; Các huyện ven biển từ Vân Đôn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái từ chiều tối 8- 9 nghiêm cấm tàu thuyền đánh cá ra khơi, đặc biệt là các tàu nhỏ đánh bắt gần bờ.
Căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể, các cơ quan quản lý tàu du lịch ra các tuyến đảo có thể ngừng cấp phép để đảm bảo an toàn cho khách du lịch trong ngày 9-9; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để ứng phó khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động đối phó và xử lý kịp thời các tình huống, thường xuyên báo cáo kết quả triển khai về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Related news
Với hơn 20 ha trồng cam sành, mỗi năm đem về cho gia đình ông Lê Văn Hít (Năm Hít) ở ấp 3, xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang không dưới 500 triệu đồng.
Hiện nay khi tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh càng được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Và nuôi lợn theo mô hình khép kín của gia đình anh Bùi Danh Dự, phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi.
Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.
Để giải quyết lao động nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho người dân, thời gian gần đây các địa phương ở Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bằng sự cần cù, chịu khó, anh Ngô Đắc Ánh, hội viên Hội LHTN xã Thủy Phù (Hương Thủy - Thừa Thiên Huế) đã tạo được mô hình kinh tế phù hợp. Ngoài lãi ròng 30 triệu đồng mỗi năm, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.