Gia tăng bệnh vàng cành, thán thư trên cây thanh long
Diện tích nhiễm bệnh vàng cành 1.469 ha, tăng 239 ha so với tuần trước và tăng 836 ha so cùng kỳ năm 2014, phân bố ở toàn vùng trồng thanh long. Ngược lại, do thời tiết khô hanh nên bệnh đốm nâu không có diện tích nhiễm nặng và trung bình. Diện tích nhiễm nhẹ 246,3 ha (tỷ lệ bệnh < 5%), giảm 37,2 ha so với 1 tuần trước đó, chủ yếu phân bố ở huyện Hàm Thuận Bắc.
Theo ông Nguyễn Hữu Quang - Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh, bà con cần lưu ý tình trạng cành thanh long bị suy nhược, có triệu chứng stress, các biểu hiện bệnh sinh lý do điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài. Các trạm BVTV tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành và quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB xử lý cành, quả thanh long bị bệnh và tái sử dụng phế phụ phẩm làm phân hữu cơ của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Song song đó, với điều kiện mùa mưa đang đến gần, các Trạm BVTV phối hợp cùng cán bộ xã, thị trấn phát động phong trào cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy cành, trái thanh long bệnh, cành vô hiệu bằng chế phẩm vi sinh vật BIO - ADB để tạo môi trường thông thoáng, hạn chế tối đa mầm bệnh tồn tại trong vườn trồng thanh long.
Riêng bệnh thán thư, thối cành và thối trái non, người trồng thanh long nên sử dụng các loại thuốc trị nấm, vi khuẩn đã có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây thanh long. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần bón phân cân đối, chú ý bổ sung thêm Canxi, Magie, Silic và Kali để tăng tính chống chịu của cây, không lạm dụng phân đạm khi cây bị bệnh.
Được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có trên 24.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 21.000 ha thời kỳ kinh doanh (đang vào mùa chong điện kích thích ra hoa trái vụ).
Related news
Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao).
Lịch thời vụ đã qua gần 2 tháng, nhưng hiện toàn tỉnh chỉ xuống giống vụ tôm mới chưa đạt 50% tổng diện tích. Ngoài các nguyên nhân do dịch bệnh, thiếu vốn, người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn khi tìm mua giống chất lượng để thả nuôi vụ mới.
Chiều 28/4, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Mekong Tomland Việt Nam hội thảo bàn giải pháp quản lý vùng nuôi tôm tỉnh Cà Mau.
Giống cây trồng quyết định không nhỏ đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều đáng lo ngại hiện nay là thị trường giống cây trồng còn quá nhiều kẽ hở.
Tỉnh Hải Dương có diện tích trồng ngô khá lớn với hơn 4.000 ha, phân bổ khá đều ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Thanh Miện trồng hơn 500 ha, Gia Lộc 500 ha, Nam Sách hơn 400 ha, Cẩm Giàng gần 400 ha…